Tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán

(BKTO) - Sau năm đầu tiên (2014) triển khai Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT), tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2015 của KTNN vừa qua, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán (CĐ&KSCLKT) đánh giá: Quy chế đã tạo cơ sở để công tác KSCLKT thống nhất, chặt chẽ và toàn diện theo sát mỗi bước công việc kiểm toán, đảm bảo về nguyên tắc theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế.




KTNN sẽ chú trọng kiểm soát các cuộc kiểm toán trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kiểm toán tổng hợp ngân sách địa phương và các cuộc kiểm toán chuyên đề. Ảnh: T.S

Góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển ngành KTNN

Nhằm triển khai thực hiện Mục đích chiến lược số 5 “Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán” trong Kế hoạch chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013-2017, trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn công tác KSCLKT, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 40-KSCLKT, năm 2014, KTNN đã xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện trong toàn ngành Quy chế KSCLKT. Đây là lần đầu tiên, KTNN ban hành một Quy chế điều chỉnh toàn diện hoạt động KSCLKT xuyên suốt 3 giai đoạn của quy trình kiểm toán: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập và gửi Báo cáo kiểm toán, với 5 cấp độ kiểm soát: kiểm toán viên (KTV), Tổ trưởng tổ kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng (với sự tham mưu, giúp việc của Phòng Tổng hợp, Tổ KSCLKT) và lãnh đạo KTNN (với sự tham mưu, giúp việc của các Vụ tham mưu).

Qua đó, cách thức KSCLKT được chuyển từ “kiểm soát sau” sang “kiểm soát đồng thời”, theo sát từng bước công việc và đồng hành với KTV, Đoàn kiểm toán ngay từ khâu khảo sát, lập kế hoạch kiểm toán đến lập và gửi Báo cáo kiểm toán, xử lý các vấn đề phát sinh sau khi phát hành báo cáo kiểm toán. Việc thực hiện “kiểm soát đồng thời” với quá trình kiểm toán đã phát huy tác dụng kịp thời phát hiện và chấn chỉnh, xử lý những hạn chế, tồn tại ngay trong từng bước công việc kiểm toán, góp phần giảm thiểu rủi ro kiểm toán, đảm bảo chất lượng kiểm toán, nâng cao tính minh bạch, sự tin cậy đối với hoạt động kiểm toán của KTNN.

Chia sẻ những tác động cụ thể của công tác KSCLKT đến việc đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán, đại diện của Vụ CĐ&KSCLKT cho biết: Công tác KSCLKT góp phần nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán và kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán; thúc đẩy việc thực hiện tốt kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán, điều chỉnh kịp thời những thiếu sót trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán; đảm bảo cho kết quả, kết luận kiểm toán đúng đắn, trung thực, khách quan, kiến nghị kiểm toán có đủ cơ sở pháp lý, khả thi và xác đáng; bảo đảm cho Báo cáo kiểm toán tổng hợp đầy đủ kết quả kiểm toán của KTV; nâng cao tính minh bạch trong xử lý kết quả kiểm toán; bảo đảm tính thống nhất trong xử lý kết quả kiểm toán. Bên cạnh đó, báo cáo KSCLKT là sự xác nhận và bảo đảm cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo các quy định của pháp luật, hệ thống Chuẩn mực kiểm toán và các quy định chuyên môn của KTNN; xác nhận và bảo đảm hồ sơ kiểm toán đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện để xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán. Đồng thời, KSCLKT thúc đẩy việc thực hiện nghiêm túc Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán, góp phần giữ vững kỷ luật công chức, công vụ và đạo đức nghề nghiệp của KTV.

Tăng cường hiệu quả KSCLKT

Nhìn chung, công tác KSCLKT trong toàn ngành năm 2014 đã tuân thủ Quy chế KSCLKT, có tác động tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của các đơn vị, các Đoàn kiểm toán và KTV về vai trò và chức năng của KSCLKT, kiểm soát đạo đức nghề nghiệp của KTV, từ đó thúc đẩy việc thực hiện công tác KSCLKT trong từng đơn vị, từng Đoàn kiểm toán và Tổ kiểm toán đi vào nề nếp và hiệu quả.

Tuy nhiên, theo tổng kết của Vụ CĐ&KSCLKT sau năm đầu tiên thực hiện Quy chế cũng còn một số yếu tố tác động làm giảm hiệu quả hoạt động KSCLKT. Thứ nhất là do yếu tố nhân sự làm công tác kiểm soát chưa đáp ứng được yêu cầu. Thứ hai, thời gian dành cho kiểm soát đối với hầu hết các cuộc kiểm toán chưa đảm bảo theo quy định. Thứ ba, một số Tổ kiểm soát chưa đi sâu kiểm tra thường xuyên kế hoạch kiểm toán chi tiết, nhật ký kiểm toán, nên chưa kịp thời phát hiện các hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch kiểm toán, việc thực hiện nhiệm vụ của KTV. Thứ tư, một số Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán chưa quan tâm, xử lý thấu đáo những hạn chế trong thực hiện kế hoạch kiểm toán, đã được các Tổ kiểm soát phát hiện và trao đổi, nên việc tiếp thu và sử dụng kết quả kiểm soát chưa cao.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của KTNN năm 2015 đã được xác định là đảm bảo kiểm soát toàn diện các cuộc kiểm toán trên cơ sở thực hiện nghiêm KSCLKT, phối hợp chặt chẽ và thực hiện phân cấp rõ ràng nhiệm vụ kiểm soát. KTNN sẽ chú trọng kiểm soát các cuộc kiểm toán trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kiểm toán tổng hợp ngân sách địa phương, các cuộc kiểm toán chuyên đề. Đồng thời tăng cường kỷ luật, trách nhiệm và nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ kiểm toán của các KTNN chuyên ngành, khu vực, cũng như đề cao và gắn trách nhiệm của Kiểm toán trưởng, Trưởng đoàn, Tổ trưởng tổ kiểm toán trong KSCLKT.

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng hoạt động KSCLKT, cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho KTV, trong đó coi trọng nghiệp vụ KSCLKT; bố trí luân phiên, luân chuyển KVT thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và thực hiện nhiệm vụ KSCLKT; đồng thời, cần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Quy chế KSCLKT, trong đó phân định, xác định rõ nội dung, phạm vi trách nhiệm trong hoạt động KSCLKT của từng cấp.

QUỲNH ANH

Cùng chuyên mục
  • Công tác phát hành, phân bổ và quản lý, sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2010 - 2012: Ghi nhận nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương
    9 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Phân bổ, quản lý và sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ (TPCP) đảm bảo đúng quy định, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí là trách nhiệm của các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố. Qua kiểm toán công tác phát hành, phân bổ và quản lý, sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2010 - 2012 tại 7 Bộ (trong đó có Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và 43 tỉnh, thành phố sử dụng vốn TPCP, KTNN đánh giá: Các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều biện pháp tích cực, từng bước đưa công tác phân bổ, quản lý và sử dụng vốn TPCP vào nề nếp, đúng quy định.
  • Nâng cao hiệu quả, hiệu lực sử dụng NSNN cho phát triển khoa học và công nghệ
    9 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ngày 03/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân và Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn đã đồng chủ trì Hội thảo khoa học “Đánh giá thực trạng cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ và công tác quản lý khoa học và công nghệ qua kết quả kiểm toán từ năm 2010 đến 2014”. Cuộc Hội thảo nhằm chuẩn bị cho việc triển khai thành công, hiệu quả cuộc kiểm toán “Chuyên đề công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí NSNN đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ năm 2014” sắp được thực hiện.
  • Đường bộ và đường sắt đã sử dụng kinh phí ra sao?
    9 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Qua kết quả kiểm toán việc quản lý và sử dụng kinh phí sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng đường bộ, đường sắt trong 2 năm 2011-2012 và kiểm toán tổng hợp vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2010-2012 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), KTNN đánh giá rằng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng kinh phí cơ bản đúng quy định.
  • Thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp: KTNN kiến nghị khắc phục nhiều sai phạm, bất cập
    9 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một chính sách mang ý nghĩa an sinh xã hội nhằm hỗ trợ cho người lao động (NLĐ) trong thời điểm mất việc làm. Tuy nhiên, những “kẽ hở” về cơ chế, chính sách cũng như những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện đã dẫn đến tình trạng lạm dụng, thất thoát Quỹ BHTN. Qua thực tế kiểm toán, KTNN đã đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những sơ hở trong chính sách này.
  • Dự án đường dây 500kV Sơn La - Hòa Bình và Sơn La - Nho Quan: Mang lại hiệu quả tích cực
    9 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Dự án đường dây 500kV Sơn La - Hòa Bình và Sơn La -Nho Quan, mở rộng 2 trạm biến áp 500kV tại Hòa Bình và Nho Quan nằm trong tổngthể quy hoạch lưới điện 500kV Quốc gia đã được phê duyệt. Sau thời gian thicông liên tục 24 tháng, dự án quy mô nhóm A này đã đi vào vận hành, mang lạihiệu quả cao.
Tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán