Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú ở Việt Nam ngang hàng nhiều nước phát triển

(BKTO) - Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, song nhờ áp dụng các biện pháp mới trong chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú tại Việt Nam đã tương đương với các nước phát triển trong khu vực.



Người bệnh ung thư vú có xu hướng trẻ hóa

Theo kết quả nghiên cứu “Dịch tễ học, ứng dụng các tiến bộ mới trong chẩn đoán, điều trị và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh ung thư vú”- cụm công trình khoa học của Bệnh viện K vừa được nhận giải Nhất lĩnh vực Y dược Nhân tài Đất Việt năm 2018. Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Việt Nam. Xu hướng mắc có chiều hướng gia tăng qua các năm. Năm 2013 tỷ lệ mắc ung thư vú chuẩn theo tuổi là khoảng 24.4/100.000 phụ nữ, đến năm 2018 tăng lên tới 26.4. Ước tính, trung bình mỗi năm trên toàn quốc có hơn 15.000 chị em mắc ung thư vú, trên 6.000 trường hợp tử vong, thường xuyên có 42.000 chị em mắc đang sống chung với bệnh.
                
   

GS,TS. Trần Văn Thuấn đại diện Nhóm nghiên cứu nhận giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2018- Ảnh: BVCC

   
Điều đặc biệt là ở Việt Nam, xu hướng mắc ung thư vú trẻ hơn các nước. Xu hướng mắc ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam bắt đầu tăng từ độ tuổi 30- 34 tuổi và tăng nhanh, đỉnh cao ở 55- 59 tuổi với tỷ lệ là 135/100.000 dân.

Cũng theo nghiên cứu trên, thường người càng trẻ mắc bệnh thì tiên lượng càng xấu. Tỷ lệ người trẻ mắc ung thư vú dương tính với gene HER 2 cao hơn với độ tuổi khác, càng thể hiện yếu tố tiên lượng xấu. Người trẻ mắc ung thư vú khả năng chữa khỏi cũng thấp hơn so với những người tuổi cao.

Người trẻ mắc ung thư vú còn phải đối mặt với hàng loạt vấn đề tâm lý và xã hội trong và sau điều trị. Điều quan trọng nhất là việc kết hợp nhuần nhuyễn các các phác đồ kỹ thuật hiện đại bởi các nhóm chuyên gia khác nhau đã giúp người phụ nữ không chỉ được chữa khỏi mà còn duy trì được hình thức thẩm mỹ của cơ thể, nâng cao chất lượng sống. Ở nhóm tuổi này việc tiên lượng xấu là điều hết sức đáng tiếc. Đây chính là lý do thúc đẩy nhóm tác giả tìm giải pháp để nâng cao tỷ lệ chưa khỏi ung thư vú, đặc biệt là người trẻ- GS. TS Trần Văn Thuấn- Chủ nhiệm nhóm đề tài, Giám đốc Bệnh viện K chia sẻ.

Tỷ lệ chữa khỏi đạt trên 75%

Cùng với kết quả nghiên cứu dịch tễ học có thể tăng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm cho hàng nghìn chị em phụ nữ mỗi năm, các nghiên cứu chuyên sâu về chẩn đoán và điều trị cũng đã thành công trong việc áp dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại, các thuốc và phác đồ tiên tiến vào thực tế điều trị phù hợp với điều kiện Việt Nam, mở ra các hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư vú khi tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú của Việt Nam đã đạt trên 75%, ngang với Singapore; chất lượng sống của người bệnh cũng được cải thiện, chi phí điều trị cũng phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Theo GS. Thuấn, trước đây khi chưa hiểu sâu về bệnh, chúng ta không hiểu tại sao một số người bệnh có đặc điểm tương đồng nhau về tuổi và giai đoạn lại có kết quả điều trị khác nhau rất xa. Cụm công trình đã làm sáng tỏ thắc mắc trên nhờ áp dụng thành công hàng loạt các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại, đi sâu vào mức độ phân tử. Từ đó giúp các bác sĩ có cái nhìn sâu sắc về bệnh và có thể đưa ra phác đồ điều trị nhanh chóng, chính xác và hiệu quả

Cũng theo GS. Thuấn, quan trọng nhất vẫn là đi khám, phát hiện sớm bệnh. Thay vì sàng lọc, tầm soát từ 45 tuổi thì phụ nữ Việt Nam nên bắt đầu sàng lọc sớm hơn, từ 40 tuổi trở đi. Đối với ung thư vú, trên 95% các trường hợp hiện sớm điều trị sẽ khỏi bệnh. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú của Bệnh viện K là trên 70% tương đương với Singapore. Nhóm nghiên cứu kỳ vọng tỷ lệ chữa khỏi sẽ tăng lên nữa nếu nhiều trường hợp được phát hiện sớm hơn.

“Chúng tôi rất tự tin vào khả năng, trình độ chẩn đoán điều bệnh ung thư của các bác sĩ Việt Nam. Điều này thể hiện qua tỷ lệ chữa khỏi bệnh ở Việt Nam, trong đó có Bệnh viện K ngày càng tăng lên; áp dụng các biện pháp điều trị, thuốc, máy móc, trang thiết bị ngang tầm các nước phát triển”- GS Thuấn cho biết.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là hiểu biết của người dân, ý thức của cộng đồng về bệnh nói chung, trong đó có bệnh ung thư chưa cao. Tỷ lệ người bệnh đi khám, điều trị ở giai đoạn muộn khá cao (trên 70%), đặc biệt là các bệnh ung thư gan, đại tràng. Vì vậy, GS. Thuấn mong muốn các Bộ, ngành liên quan cùng vào cuộc, chung tay với ngành y tế nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh ung thư, có kiến thức phòng bệnh và chủ động thăm khám, phát hiện bệnh sớm, nhằm tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư, giảm chi phí điều trị.

HỒNG HẢI
Cùng chuyên mục
  • Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong bối cảnh thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) phát triển nhanh chóng, nhu cầu sử dụng TPCN của người dân ngày càng tăng, việc tăng cường công tác quản lý từ khâu sản xuất, chất lượng và quảng cáo TPCN đang là bài toán cấp thiết đặt ra cho cơ quan quản lý, nhằm khắc phục những mặt trái của thị trường TPCN thời gian qua, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh đồng thời đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.
  • Giảm tối đa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Dự kiến, cuối tháng 11/2018, Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế (TTBYT), nhằm giảm tối đa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN.
  • Việt Nam đi đầu trong sử dụng nguồn lực Bảo hiểm y tế cho điều trị HIV/AIDS
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trao đổi với báo chí bên lề Hội thảo "Hướng dẫn tiếp nhận, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán thuốc ARV nguồn Bảo hiểm y tế năm 2019 đối với các cơ sở điều trị HIV/AIDS" khu vực phía Bắc, do Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) tổ chức ngày 20/11, Bà Ritu Singh- Giám đốc Chương trình Y tế thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID) nhấn mạnh: Việt Nam là nước duy nhất và đi đầu trong việc sử dụng nguồn lực trong nước thông qua bảo hiểm y tế (BHYT) để hỗ trợ các dịch vụ điều trị HIV cho người dân, nhờ sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ đối với chăm sóc y tế nói chung và HIV nói riêng.
  • Phát hiện sớm bệnh tăng cholesterol máu để có trái tim khỏe
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bệnh tăng cholesterol máu là bệnh di truyền chuyển hóa thường gặp, với tỷ lệ lưu hành bệnh trong cộng đồng là 1/200 người. Nếu không được kiểm soát, điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng tim mạch, nhồi máu não, suy thận…
  • 89% bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV có thẻ Bảo hiểm y tế
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán thuốc ARV nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế năm 2019 đối với các cơ sở điều trị HIV/AIDS, do Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) tổ chức ngày 20/11.
Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú ở Việt Nam ngang hàng nhiều nước phát triển