Thành lập Bệnh viện điều trị Covid-19 - Y Hà Nội, thiết lập nhanh các Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh

(BKTO) - Chiều ngày 2/8, GS,TS. Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, để chủ động chuẩn bị cho TP. Hà Nội và các tỉnh phía Bắc trong công tác ứng phó về điều trị bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là bệnh nhân nặng, Bộ Y tế đã quyết định thành lập Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (gọi tắt là Bệnh viện điều trị Covid-19 - Y Hà Nội), quy mô 500 giường bệnh.



Bệnh viện này được thiết lập tại Phường Yên Sở, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, là cơ sở 2 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bệnh viện điều trị Covid-19 - Y Hà Nội là tuyến cuối trong điều trị người bệnh Covid-19 tại khu vực TP. Hà Nội, thực hiện chức năng của Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia với nhiệm vụ: tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch và chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong cấp cứu, hồi sức tích cực và điều trị bệnh nhân Covid-19 cho các cơ sở thu dung, điều trị, chăm sóc người bệnh Covid-19 trong khu vực được phân công.                
   

Đưa trang thiết bịthuốc men về Trung tâm hồi sức Covid-19 đặt tại Bệnh viện Quốc tế Thành phố (TP. Hồ Chí Minh) - Ảnh: Bộ Y tế

   

Bộ trưởng Bộ Y tế giao Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội huy động nguồn nhân lực y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, của TP. Hà Nội và các nguồn hợp pháp khác để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bệnh viện này sẽ tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch do các cơ sở y tế chuyển đến, bảo đảm kịp thời, an toàn, hiệu quả, tuân thủ theo các hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các sở, ban, ngành của Thành phố phối hợp với Bệnh viện điều trị Covid-19 - Y Hà Nội trong điều phối, chuyển tuyến người bệnh Covid-19, đồng thời đảm bảo công tác hậu cần, an ninh trật tự cho Bệnh viện điều trị Covid-19 - Y Hà Nội trong thời gian thực hiện nhiệm vụ.

Dự kiến trung tuần tháng 8/2021, Bệnh viện này sẽ đi vào hoạt động.

Song song đó, Bộ Y tế đang tiến hành thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực tại cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nam.

Đồng thời, Bộ Y tế cũng yêu cầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhanh chóng nâng công suất giường bệnh, đặc biệt tại khu vực hồi sức.

Liên quan đến tiến độ thiết lập các Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh của Bộ Y tế, hiện các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế cùng với lực lượng được giao nhiệm vụ phối hợp cùng Bộ Y tế trong thiết lập các Trung tâm này đang nỗ lực ngày đêm để nhanh chóng đưa vào hoạt động, tiếp nhận điều trị người bệnh.

Hiện, hơn 200 y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai đã vào TP. Hồ Chí Minh để nhanh chóng bắt tay vào điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Trung tâm hồi sức tích cực 500 giường tại Bệnh viện dã chiến số 16 của Thành phố.

Sau khi được thiết lập (chiều ngày 01/8), trong ngày 02/8, Trung tâm hồi sức tích cực ở Bệnh viện Quốc tế Thành phố do Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đảm nhiệm đã tiếp nhận điều trị 70 bệnh nhân nặng.

Đ. KHOA
Cùng chuyên mục
  • Sớm báo cáo dữ liệu nghiên cứu về vắc xin Nanocovax để xem xét cấp phép khẩn cấp
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 2/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn - Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phát triển vắc xin phòng Covid-19 đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các nhà khoa học nhằm rà soát tiến độ, thúc đẩy quá trình thử nghiệm lâm sàng, đôn đốc báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn 1, 2, 3 (3a, 3b) của vắc xin Nanocovax do Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen sản xuất.
  • Phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
    2 năm trước Xã hội
    Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập với quốc tế, tăng năng suất lao động để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động được xác định là giải pháp then chốt để nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đang phải đối diện với nhiều thách thức nan giải, từ định kiến xã hội "dốt mới đi học nghề" cho đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, mất cân đối của giáo dục đại học (ĐH)... cộng thêm tác động của đại dịch Covid-19, khiến cho các trường nghề phải tìm mọi cách để tồn tại. Những hỗ trợ cho đào tạo nghề lúc này cũng chính là vì người học - chủ thể thụ hưởng trực tiếp - để người học có hành trang kỹ năng nghề, nâng cao cơ hội việc làm sau đại dịch cũng như trong tương lai; từ đó đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
  • Thanh Hóa: Chấn chỉnh việc chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Công văn chỉ đạo chấn chỉnh việc chậm trích nộp bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), đồng thời đưa tiêu chí trích nộp tiền BHXH vào chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị, cơ quan và doanh nghiệp.
  • Tuyển dụng mùa dịch: Nơi "nóng bỏng",  chỗ "đóng băng"
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các DN thuộc nhiều lĩnh vực đang tạm hoãn việc tuyển dụng hoặc tuyển rất ít. Tuy nhiên, một số DN thuộc mảng ngân hàng, chứng khoán, công nghệ thông tin… vẫn có thể hiện rõ nhu cầu tuyển dụng cao.
  • Phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 để điều chỉnh cách thức điều trị cho phù hợp, hiệu quả
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 31/7, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3646/QĐ-BYT ban hành Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2; trong đó có 4 tiêu chí gồm: nguy cơ thấp, trung bình, cao và rất cao.
Thành lập Bệnh viện điều trị Covid-19 - Y Hà Nội, thiết lập nhanh các Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh