Đức khẳng định sẽ đoàn kết với Việt Nam chung tay phòng, chống dịch Covid-19
Thứ Tư, 26/01/2022 19:09:35
(BKTO) - Ngày 25/01, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam cho biết, đầu năm 2022, các lô vắc xin phòng Covid-19 tiếp theo mà Chính phủ Đức hỗ trợ cho Việt Nam đã về đến Hà Nội.
-
Đức hỗ trợ trang thiết bị y tế cho Việt Nam phục vụ điều trị bệnh nhân mắc Covid-19
-
KTNN ban hành Chương trình hành động thực hiện các nghị quyết của Quốc hội
-
Bộ Y tế cấp phép cho 3 loại thuốc chứa Molnupiravir sản xuất tại Việt Nam
-
USAID trao tặng trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 cho tỉnh Tây Ninh
-
Trong tháng 2, hoàn thành tiêm mũi 2 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi
Đợt hỗ trợ vắc xin này gồm 4.000.230 liều của BioNTech/Pfizer và được thực hiện qua cơ chế COVAX, với sự phối hợp chặt chẽ của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam và Chính phủ Việt Nam.
Theo Đại sứ quán Đức, đây là lô vắc xin lớn nhất từ trước đến nay mà Đức viện trợ cho Việt Nam nhằm ủng hộ chiến dịch tiêm chủng của Việt Nam. Cùng với lô vắc xin này, tổng số vắc xin mà Đức đã trao tặng cho Việt Nam đến nay là trên 10 triệu liều.
Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner cho biết, năm 2022, nước Đức vẫn sẽ tiếp tục thể hiện tinh thần đoàn kết với Việt Nam trong cuộc chiến chống lại các tác động của đại dịch, đồng thời hỗ trợ Việt Nam các lô vắc xin tiếp theo thông qua cơ chế COVAX.
“Chúng ta chỉ có thể chiến thắng đại dịch khi nó được khống chế ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, Đức và Liên minh châu Âu ủng hộ chiến dịch tiếp cận vắc xin phòng Covid-19 công bằng và minh bạch trên toàn cầu thông qua cơ chế COVAX” - Đại sứ Guido Hildner nhấn mạnh.
Bà Rana Flowers - Quyền Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc và Đại diện UNICEF tại Việt Nam nhấn mạnh: “Lô vắc xin do Chính phủ Đức hỗ trợ sẽ giúp Việt Nam trong nỗ lực đưa vắc xin phòng Covid-19 đến với mọi người dân, bao gồm cả tiêm liều tăng cường. Biến thể Omicron đe dọa gia tăng số người nhiễm Covid-19, Bộ Y tế Việt Nam đang nỗ lực nhằm đảm bảo mọi người được tiêm liều tăng cường ngay khi họ có đủ điều kiện, vì điều này sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và tránh cho các bệnh viện khỏi bị quá tải”.
Bà Rana Flowers cũng cho biết, với lô vắc xin do Chính phủ Đức ủng hộ lần này, cho đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 51 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 thông qua cơ chế COVAX.
![]() |
Đức tiếp tục hỗ trợ Việt Nam 4.000.230 liều vắc xin phòng Covid-19 thông qua cơ chế COVAX - Ảnh minh họa: ĐSQ Đức tại Việt Nam |
Theo Đại sứ quán Đức, đây là lô vắc xin lớn nhất từ trước đến nay mà Đức viện trợ cho Việt Nam nhằm ủng hộ chiến dịch tiêm chủng của Việt Nam. Cùng với lô vắc xin này, tổng số vắc xin mà Đức đã trao tặng cho Việt Nam đến nay là trên 10 triệu liều.
Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner cho biết, năm 2022, nước Đức vẫn sẽ tiếp tục thể hiện tinh thần đoàn kết với Việt Nam trong cuộc chiến chống lại các tác động của đại dịch, đồng thời hỗ trợ Việt Nam các lô vắc xin tiếp theo thông qua cơ chế COVAX.
“Chúng ta chỉ có thể chiến thắng đại dịch khi nó được khống chế ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, Đức và Liên minh châu Âu ủng hộ chiến dịch tiếp cận vắc xin phòng Covid-19 công bằng và minh bạch trên toàn cầu thông qua cơ chế COVAX” - Đại sứ Guido Hildner nhấn mạnh.
Bà Rana Flowers - Quyền Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc và Đại diện UNICEF tại Việt Nam nhấn mạnh: “Lô vắc xin do Chính phủ Đức hỗ trợ sẽ giúp Việt Nam trong nỗ lực đưa vắc xin phòng Covid-19 đến với mọi người dân, bao gồm cả tiêm liều tăng cường. Biến thể Omicron đe dọa gia tăng số người nhiễm Covid-19, Bộ Y tế Việt Nam đang nỗ lực nhằm đảm bảo mọi người được tiêm liều tăng cường ngay khi họ có đủ điều kiện, vì điều này sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và tránh cho các bệnh viện khỏi bị quá tải”.
Bà Rana Flowers cũng cho biết, với lô vắc xin do Chính phủ Đức ủng hộ lần này, cho đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 51 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 thông qua cơ chế COVAX.
Cơ chế COVAX được đồng lãnh đạo bởi WHO, Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) và Liên minh vắc xin (GAVI), UNICEF là đối tác thực hiện chính. Mục tiêu của cơ chế này là thúc đẩy quá trình phát triển và sản xuất vắc xin phòng Covid-19, cũng như đảm bảo việc tiếp cận vắc xin công bằng và bình đẳng cho mọi quốc gia trên thế giới. Năm 2020, nước Đức đã đồng sáng lập cơ chế Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với Covid-19 (ACT-A) và hiện là nước tài trợ lớn thứ 2 với số tiền đóng góp là 2,2 tỷ Euro. |
DIỆU THIỆN
- TAG
- ĐỨC
Tin cùng chuyên mục
-
Ngày 12/8, ghi nhận 2.192 ca mắc Covid-19 mới, 1 ca tử vong
-
Ngày 11/8, số mắc Covid-19 mới tăng lên 2.367 ca; Nghệ An bổ sung 4.408 ca
-
Ngày 09/8, số mắc Covid-19 tăng vọt lên 2.340 ca
-
Ngày 07/8, có 1.381 ca nhiễm Covid-19 mới; gần 8.600 ca khỏi bệnh
-
Ba gói thầu cung cấp thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia giai đoạn 2022-2023 tiết kiệm 1.337 tỷ đồng
-
Bộ Y tế lập 4 đoàn kiểm tra việc cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế
-
Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc thu mua, đầu cơ và rao bán thuốc, test xét nghiệm cúm trên mạng
-
Ngày 05/8, ghi nhận 2.074 ca mắc Covid-19 mới; gần 9.500 ca khỏi bệnh
-
Ngày 04/8, ghi nhận 2.012 ca Covid-19 mới; Hải Phòng bổ sung 402.830 ca
-
Giám sát chặt ngay tại các cửa khẩu, trong cộng đồng, phát hiện sớm, điều trị kịp thời bệnh Đậu mùa khỉ
Đọc nhiều nhất
-
Xem xét sửa đổi quy định về thẩm quyền chỉ định thầu
-
Hoàn thiện chính sách, thể chế hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật
-
Hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do Covid-19
-
Xây dựng hệ thống thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng
-
Rà soát kỹ từng khâu trong giải ngân vốn đầu tư công để xác định khó khăn, vướng mắc
-
Cần đảm bảo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình quốc tế góp phần thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước
-
Thách thức giảm nghèo
-
Thúc đẩy tín dụng nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngành Giáo dục nỗ lực vượt khó, đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo