Lan tỏa những giá trị cao đẹp trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(BKTO) - Việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong nhiều năm qua đã từng bước tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Qua chia sẻ của những người từng vinh dự được gặp Bác và luôn làm theo lời Bác, những tấm gương hết lòng vì cộng đồng đã thêm một lần nữa khẳng định điều đó.




Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư không ngại khó khăn, nguy hiểm, dốc sức điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ảnh: TTXVN
Ghi nhớ và luôn làm theo lời dạy của Bác

Đã có nhiều chia sẻ về những câu chuyện hết sức sâu sắc mà vô cùng dung dị về Bác, đây là những bài học đã góp phần nhân lên những lẽ sống, hành động cao đẹp, khích lệ họ trên con đường lập thân, lập nghiệp, cống hiến, sáng tạo, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội. Trong đó, xúc động nhất đó là câu chuyện “chim cánh cụt” Hoa Xuân Tứ (Nghệ An) - người tuy không còn đôi tay nhưng vẫn đầy nghị lực và ý chí vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, trở thành tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

Chia sẻ kỷ niệm được tham dự Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước toàn quốc năm 1966, ông Tứ cho biết, đó cũng là lần đầu tiên và duy nhất ông được gặp Bác Hồ. Bác ân cần thăm hỏi hoàn cảnh gia đình của từng người. Biết đến hoàn cảnh của ông, Bác hỏi thăm, dặn dò phải gắng sức học, vượt lên số phận để sau này làm việc có ích cho đất nước. “Lời dạy năm xưa của Người đã thấm vào tâm trí và da thịt tôi. Chính lời dạy đó đã cho tôi động lực vươn lên để không đầu hàng số phận. Tôi nguyện sống trọn đời theo lời dạy của Bác đó là: Tàn nhưng không phế” - ông Tứ tâm sự.

Dù đã hơn 90 tuổi nhưng ông Nguyễn Bá Sáu (Thanh Hóa) vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn. Đã qua nhiều năm, thế nhưng, khi kể về câu chuyện được gặp Bác, ông vẫn bồi hồi nhớ rất rõ từng thời gian, từng lời Bác nói, Bác căn dặn. Lần thứ nhất là năm 1957, đơn vị ông Sáu được lệnh đi bảo vệ một buổi nói chuyện. “Từ trong Nhà hát Lớn TP. Hải Phòng, Bác bước ra với trang phục ka-ki trắng, đầu đội mũ và chân đi đôi dép cao su. Bác bước đi nhanh nhẹn, vừa đi vừa lấy mũ vẫy chào bà con. Khi bà con thắc mắc sao Bác không đi giày mà lại đi dép cao su, Người nói rất to: Thưa đồng bào, đôi dép cao su này đã theo tôi suốt 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, giống như người bạn nên bây giờ đi đâu cũng mang theo” - ông Sáu nhớ lại.

Năm 1964, ông Nguyễn Bá Sáu lại vinh dự được gặp Bác Hồ lần thứ hai khi chuyển công tác về Cục An ninh quân đội. Trong một lần Bác đến thăm đơn vị, Người đã xuống bếp ăn để kiểm tra. Bác xắn tay áo, thò tay vào chậu nước, thấy có nhiều cơm cháy và Người phê bình nhà bếp để thừa cơm lãng phí trong khi dân còn đói. Bác cẩn thận dặn dò những việc nhỏ nhất rồi đi thăm nơi ở, nơi làm việc của cán bộ... Bác đi đến đâu dặn dò cán bộ đến đó. Ông Sáu tâm sự, những năm sau này trở về quê nhà, ông vẫn ghi nhớ và tâm niệm phải luôn làm theo lời căn dặn của Bác.

Lan tỏa những giá trị cao đẹp

Cùng với những nhân chứng được gặp Bác, luôn làm theo lời Bác dạy thì những tấm gương về học tập và làm theo Bác đã góp phần lan tỏa những giá trị cao đẹp. Theo chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư) về những sáng kiến sáng tạo trong cấp khí, đeo mũ bảo hộ, giúp bác sĩ không bị nhiễm chéo trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19; những giây phút căng thẳng khi tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc bệnh… “vất vả, mệt mỏi nhưng ghi nhớ lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bức thư gửi Hội nghị cán bộ y tế đầu năm 1955: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang”. Từ lời dạy đó, vượt qua khó khăn, các y, bác sĩ đã nỗ lực hết mình, gác lại những tình cảm, cuộc sống cá nhân, tất cả vì mục tiêu cao nhất là điều trị cho người bệnh” - Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp chia sẻ.

Trong khi đó, Giám đốc Công ty PHG Lock (TP.HCM) Hoàng Tuấn Anh - cha đẻ của “ATM gạo” - đã giúp khoảng 1 triệu người vơi bớt gánh nặng cơm áo do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo chia sẻ của ông Tuấn Anh, trong dịch Covid-19, DN của ông rơi vào hoàn cảnh khó khăn như bao DN khác. Nhưng khi chứng kiến Chính phủ nỗ lực hỗ trợ rất nhiều cho những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhiều bệnh nhân được khám, chữa bệnh, cách ly, ăn uống miễn phí; thậm chí còn có những chuyến bay miễn phí để đưa đồng bào mình từ nước ngoài trở về quê hương, ông cảm thấy được truyền cảm hứng từ những điều đó. “Hình ảnh những người lính vác gạo giúp dân, chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện tốt nhất khi người dân đến nhận quà hỗ trợ là minh chứng cho việc lan tỏa những giá trị cao đẹp trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” - ông Tuấn Anh tâm sự.

Những tấm gương sáng về học tập và làm theo Bác, những câu chuyện cảm động về tinh thần trách nhiệm với dân, với nước… đang và sẽ được lan tỏa trong đời sống xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước, đúng như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng phát biểu: Học tập và làm theo gương Bác là “để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, như triệu mạch nguồn tạo thành sông, muôn con sông hòa thành biển lớn…”.

LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Bình ổn giá thịt lợn để bảo vệ  lợi ích lâu dài giữa các bên
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Dù nhiều DN lớn đồng loạt hạ giá bán lợn hơi, thịt lợn nhập khẩu và tốc độ tái đàn cũng tăng mạnh… song giá thịt lợn hiện vẫn tiếp tục “neo” cao. Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cơ quan nhà nước cần thực hiện bình ổn giá. Điều này không chỉ giúp người tiêu dùng có cơ hội mua thịt lợn với giá hợp lý mà còn bảo vệ người sản xuất và nguồn cung.
  • Nghệ thuật sân khấu tìm cách mới tiếp cận khán giả
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Giữa lúc dịch Covid- 19 lan rộng, buộc cộng đồng phải giãn cách, nghệ thuật là sự kết nối và nguồn cổ vũ tinh thần to lớn đối với rất nhiều người. Đã có nhiều hình thức biểu diễn làm phong phú thêm cho hoạt động phổ biến, quảng bá nhằm phục vụ công chúng yêu nghệ thuật.
  • Hiệu trưởng trường công phải công khai kinh phí hoạt động, kế hoạch tuyển dụng
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập, trong đó nêu rõ, hiệu trưởng phải công khai để nhà giáo, người lao động biết về kinh phí hoạt động hằng năm; kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng của trường...
  • Giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trong dịch Covid-19
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Ngày 19/5, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp với Báo Nhân Dân tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến, với chủ đề “Phát triển BHXH tự nguyện trong dịch Covid-19”. Tại buổi giao lưu, các khách mời đã chia sẻ về thực trạng cũng như đề xuất nhiều giải pháp nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường và ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH.
  • Tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức Lễ ra quân trực tuyến hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân, với mục đích tuyên truyền, khuyến khích, vận động nhân dân tham gia BHXH tự nguyện, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.
Lan tỏa những giá trị cao đẹp trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh