Kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam: Lan tỏa tình yêu nghề

(BKTO) - Tại Hội nghị “Gặp mặt, tuyên dương Người làm báo tiêu biểu” nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2020), đại diện các nhà báo lão thành, nhà báo tiêu biểu đã trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của người cầm bút; đồng thời chia sẻ những vất vả, thử thách trong nghề.




Các đồng chí: Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính; Trưởng ban Dân vận T.Ư Trương Thị Mai thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao hoa tặng các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: VõLâm
Nhà báo phải liên tục làm mới bản thân

Tại Hội nghị, các nhà báo tiền bối đã chia sẻ những bài học, kinh nghiệm, cách vượt qua những khó khăn, vất vả cũng như cám dỗ vật chất của đặc thù nghề nghiệp. Nhà báo lão thành Hà Đăng - nguyên Trưởng ban Tư tưởng, Văn hóa T.Ư, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản - cho biết, bước vào nghề báo từ năm 1950, đến nay là 70 năm, nhưng mỗi khi nghĩ về nghề, ông vẫn bồi hồi xúc động. Trong thời gian làm báo, ông ấn tượng sâu sắc đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Báo chí là một mặt trận, cán bộ báo chí là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ...”. Nhà báo Hà Đăng cho rằng: “Chúng ta đang chủ trương chống lại những hành vi tiêu cực trong xã hội mà nhà báo muốn làm việc đó thì trước tiên, chính mình phải chống tiêu cực trong bản thân mình”.

Nhà báo Lãnh Thiết (Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Cao Bằng) chia sẻ, gắn bó với nghề báo đến nay đã 35 năm, nghề báo đã giúp anh có cơ hội được đi nhiều nơi, được trải nghiệm nhiều điều và hạnh phúc hơn cả đó là nhìn thấy những hiệu ứng tích cực từ cộng đồng, xã hội sau mỗi bài báo mang đầy tâm huyết của mình được lên sóng. Bên cạnh đó, trong quá trình làm nghề, anh cũng đã trải qua nhiều khó khăn, có lúc anh từng nghĩ sẽ chuyển sang một công việc mới. Tuy nhiên, nghiệp báo đã gắn bó và giữ chân anh đến tận bây giờ chỉ với một lý do duy nhất, đó là yêu nghề.

Trong 20 năm làm việc tại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Gia Lai, chị H'Ne luôn giữ cho mình ngọn lửa nhiệt tình với công việc. “Nghề báo buộc mỗi phóng viên phải vận động không ngừng, phải liên tục làm mới bản thân. Vì vậy, tôi luôn tìm thấy sự hứng khởi trong công việc. Mỗi chuyến đi đến các thôn, làng giúp tôi hiểu thêm về tình hình ở cơ sở, đời sống của bà con. Là người Jrai nên tôi có lợi thế khi có thể nói cùng ngôn ngữ, hiểu rõ về phong tục, tập quán của bà con. Nhờ vậy, tác phẩm thêm chân thật, sinh động, đáp ứng yêu cầu công chúng” - chị H'Ne trải lòng.

Tự hào và đam mê

Tự hào tiếp nối truyền thống của thế hệ đi trước, rất nhiều nhà báo hôm nay đã và đang không ngừng nỗ lực phấn đấu để góp sức mình vào sự phát triển của mỗi cơ quan báo chí, đơn vị đang công tác nói riêng và sự nghiệp báo chí cách mạng nói chung, đáp ứng những nhiệm vụ, yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao trong giai đoạn mới.

Nhà báo trẻ Phan Ý Linh - công tác tại Trung tâm Sản xuất các chương trình giáo dục (Đài Truyền hình Việt Nam) - chia sẻ, trong 4 năm làm việc tại Đài Truyền hình, cô cùng cộng sự đã sản xuất được 24 bộ phim tài liệu, đặc biệt là bộ phim về "Covid - Cuộc chiến tại Việt Nam". Đây là một dữ liệu lịch sử quan trọng cho quốc gia và thế hệ sau này, cho thấy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của mọi người dân Việt Nam; những nỗ lực, ý tưởng, phát minh sáng chế của các nhà khoa học Việt Nam trong việc chung tay với thế giới đẩy lùi dịch bệnh. Phan Ý Linh tin rằng, những gì có động lực từ tình yêu sẽ luôn khiến mình không phải hối tiếc. Nó được lan tỏa, được cộng hưởng và tạo ra một nguồn năng lượng mạnh mẽ để chúng ta thăng hoa trong công việc mà chưa bao giờ cần dừng lại để hỏi bản thân rằng: “Mình có đang dấn thân hay không?”.

Là nhà báo thuộc thế hệ “8x”, chị Vi Thúy Hường (Báo Lạng Sơn) bày tỏ niềm vinh dự và tự hào khi được làm việc tại cơ quan báo Đảng, tiếp nối truyền thống của các thế hệ người làm báo cách mạng Việt Nam, đóng góp một phần đưa báo chí thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Mặc dù cũng gặp phải không ít khó khăn, nguy hiểm nhưng với tình yêu nghề, Nhà báo Vi Thúy Hường luôn hăng hái, tích cực đi cơ sở để nắm bắt, phản ánh những vấn đề thời sự, dư luận quan tâm, từ đó có những tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, nhận được phản hồi tích cực của độc giả.

Ngoài ra, còn rất nhiều nhà báo, phóng viên đã không ngại khó khăn, thử thách, hăng hái đến những vùng biên giới, hải đảo xa xôi kịp thời tuyên truyền, cổ vũ, động viên nhân dân, bám rừng, bám biển bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc; những nhà báo đi vào tâm bão, vùng dịch để có những phóng sự chân thực nhất về cuộc sống của người dân bị thiên tai, dịch bệnh... Thậm chí, nhiều nhà báo đã mãi mãi ra đi trong quá trình tác nghiệp ngay trong thời bình. Họ đã tiếp nối được truyền thống vẻ vang của thế hệ nhà báo tiền bối, xứng đáng được nhân dân ghi nhận và vinh danh.
         
Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian gặp mặt, chúc mừng các nhà báo lão thành cùng 187 nhà báo tiêu biểu, đại diện cho hơn 41.000 người làm báo cả nước về tham dự Hội nghị “Gặp mặt, tuyên dương Người làm báo tiêu biểu”. Dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi tới các đại biểu tham dự Hội nghị và toàn thể cán bộ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, người làm báo cả nước những tình cảm gắn bó thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Kết hợp nông nghiệp với du lịch sinh thái
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - TP. Hà Nội được mệnh danh là “đất trăm nghề” nên có nhiều lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay, phát triển du lịch nông nghiệp là hướng đi góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân…
  • Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020: Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, năm 2020 sẽ không tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia như những năm trước mà chỉ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT. Ngoài mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT thì nhiều trường đại học vẫn sử dụng kết quả của Kỳ thi này để xét tuyển. Do đó, để Kỳ thi diễn ra an toàn, minh bạch, đúng quy chế, công tác thanh tra, kiểm tra được Bộ hết sức coi trọng.
  • Hàng không luôn sẵn sàng mở lại đường bay quốc tế
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hàng không Việt Nam đang có sự phục hồi mạnh mẽ. Nhiều ý kiến cho rằng, các hãng hàng không cần tận dụng lợi thế của một quốc gia sớm khống chế được dịch bệnh để khai thác tốt thị trường nội địa, tiếp đến là thị trường quốc tế khi thế giới đẩy lùi được dịch Covid-19.
  • Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng nhờ đẩy mạnh tuyên truyền
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Trong 4 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và BHXH tự nguyện đều giảm mạnh. Song đến tháng 5, số người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng trở lại. Kết quả này cho thấy hiệu ứng tích cực từ Lễ ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, được tổ chức vừa qua.
  • Sắp diễn ra kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ 11
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 dự kiến được tổ chức từ ngày 7/8 đến ngày 15/8/2020.
Kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam: Lan tỏa tình yêu nghề