Hạn chế cho không trong thực hiện chính sách giảm nghèo

(BKTO) - Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo còn dàn trải, hiệu quả chưa cao; người dân giữ tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo... đang là những thách thức trong công tác giảm nghèo hiện nay.



Giảm nghèo chưa thực sự bền vững

Tại Hội thảo “Đổi mới chính sách hỗ trợ giảm nghèo thông qua hoạt động đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức mới đây tại Hà Nội, nhiều ý kiến đã tập trung làm rõ những thách thức trong công tác giảm nghèo cũng như giải pháp để xóa bỏ những rào cản tiến tới giảm nghèo bền vững.

Khẳng định những kết quả mà công tác hỗ trợ giảm nghèo mang lại trong thời gian qua, song Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng cũng thừa nhận, kết quả đạt được chưa thực sự bền vững, đặc biệt là đối với vùng dân tộc và miền núi, tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số tái nghèo hằng năm vẫn xảy ra; chênh lệch giàu nghèo giữa vùng dân tộc thiểu số với các vùng, miền khác vẫn còn khá lớn.

Ông Ngô Trường Thi - Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia giảm nghèo (Bộ LĐ-TB&XH) - cho rằng, nguyên nhân là do chính sách hỗ trợ giảm nghèo còn dàn trải, mức hỗ trợ thấp, một số phương thức hỗ trợ không còn phù hợp với thực tiễn, một bộ phận người nghèo còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo.

         
Theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 còn 6,7%, giảm 1,53% so với cuối năm 2016 (còn hơn 1,6 triệu hộ nghèo); tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 5,32% (còn khoảng 1,3 triệu hộ cận nghèo), giảm 0,09% so với cuối năm 2016. Cả nước hiện có 85 huyện nghèo (trong đó có 56 huyện nghèo được hỗ trợ áp dụng các cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP).
Trên thực tế, mặc dù được Nhà nước đầu tư lớn nhưng do tác động từ nhiều yếu tố nên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nhìn chung vẫn rất khó khăn. Cụ thể, nguồn vốn đầu tư cho các vùng dân tộc thiểu số năm 2017 là hơn 6 nghìn tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2016, tuy nhiên, con số này chưa thấm so với nhu cầu thực tế. Trong khi đó, nguồn vốn bố trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đang ngày càng hạn chế khiến kế hoạch đầu tư cho các vùng khó khăn càng trở nên nan giải.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, các tổ chức tín dụng đã thực hiện cho vay tín dụng ưu đãi cho khoảng 810 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay đạt 21,21 nghìn tỷ đồng. Thế nhưng, việc sử dụng nguồn vốn vay được đánh giá là chưa hiệu quả, người dân vùng dân tộc thiểu số vẫn chưa chuyển biến trong nếp nghĩ, cách làm mà chủ yếu vẫn giữ thói quen canh tác cũ.

Triển khai hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ

Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc thay đổi chính sách giảm nghèo dẫn đến những năm cuối giai đoạn 2016-2020, nhu cầu về vốn cho công tác giảm nghèo ngày càng lớn và cần phải điều chỉnh phù hợp, kịp thời. Do đó, các cơ quan chức năng cần lựa chọn các chương trình, dự án cụ thể có tính khoa học, bảo đảm phát huy nhu cầu thực tiễn, từ đó mới mang lại hiệu quả thiết thực trong việc giảm nghèo.

Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) Nguyễn Văn Hồi nhấn mạnh, trong quá trình chuyển đổi nhận thức và chính sách giảm nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến sự tác động của chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số - lực lượng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người nghèo của cả nước. “Cải thiện chất lượng giáo dục, giảm thiểu rào cản ngôn ngữ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đồng bào dân tộc thiểu số cần được coi là ưu tiên hàng đầu” - ông Hồi nói.

Đặt ra yêu cầu đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, nhiều đại biểu cũng lưu ý, quá trình hỗ trợ giảm nghèo cần nghiên cứu các yếu tố đặc thù của địa phương để xây dựng cơ chế phân bổ kinh phí, ban hành chính sách phù hợp. Trong đó, các chính sách giảm nghèo cần tập trung hỗ trợ người nghèo đẩy mạnh phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, hạn chế hỗ trợ cho không, chuyển sang hỗ trợ có điều kiện, có đối ứng khi tham gia thực hiện, có thời hạn thu hồi.

Qua kết quả kiểm toán, KTNN cũng chỉ ra và kiến nghị Chính phủ, các cơ quan liên quan chỉ đạo khắc phục những bất cập trong quá trình triển khai các dự án, chương trình hỗ trợ giảm nghèo. Điển hình như, công tác phân bổ vốn cho mục tiêu giảm nghèo còn chung chung, phân bổ theo bình quân, không có thứ tự ưu tiên; việc thực hiện lồng ghép các nguồn vốn còn bị động, lúng túng... Do đó, việc chấn chỉnh những bất cập nêu trên, nâng cao hiệu quả của các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ giảm nghèo sẽ góp phần tăng cường tính hiệu quả của công tác giảm nghèo trong thực tế.

NGUYỄN LỘC
Theo Báo Kiểm toán số 26 ra ngày 28-6-2018
Cùng chuyên mục
  • Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật thấp kéo lùi nỗ lực cải cách
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tại Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật” vừa diễn ra tại Hà Nội, đại diện Bộ Tư pháp nhận định: Trình độ của cán bộ tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) còn hạn chế dẫn đến có những đề xuất, ban hành không xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, góp nhặt kinh nghiệm nước ngoài chưa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
  • Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế (01/7/2018): Ngành y tế nỗ lực hướng đến bảo hiểm y tế toàn dân
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thống kê đến hết ngày 31/5, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 86,6%. Để có được kết quả này, ngành y tế đã nỗ lực áp dụng nhiều giải pháp nhằm tạo sự thuận tiện cho người tham gia BHYT cũng như nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của mạng lưới khám, chữa bệnh BHYT.
  • Đẩy mạnh cải cách, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHXH
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Dự thảo Nghị quyết về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành T.Ư khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp để cải cách chính sách, hướng đến mục tiêu chung là mở rộng diện bao phủ BHXH, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
  • Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cơ sở
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bảo hiểm y tế (BHYT) là cơ chế tài chính y tế cho chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện BHYT toàn dân, ưu tiên sử dụng quỹ BHYT tại trạm y tế xã góp phần nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở, hướng đến cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như khám, chữa bệnh cho từng người dân trên địa bàn.
  • Mục tiêu BHYT toàn dân, BHXH cho mọi người lao động đang dần thành hiện thực
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sáng 28/6, tại Hà Nội, Ban Kinh tế T.Ư phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2012-2020 (Nghị quyết 21).
Hạn chế cho không trong thực hiện chính sách giảm nghèo