Giải pháp thúc đẩy kích cầu du lịch hậu Covid-19

(BKTO) - Trước những khó khăn, thách thức do dịch Covid-19 gây ra, các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy du lịch nội địa và sẵn sàng mở cửa đón khách quốc tế khi điều kiện cho phép, ngay lúc này, ngành du lịch cần đẩy mạnh kích cầu, tăng tính liên kết, định vị và tăng cường truyền thông điểm đến an toàn.




Đông đảo du khách đến tham quan Thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam - Khu du lịch Sun World Fansipan Legend, thị xã Sa Pa (Lào Cai). Ảnh: TTXVN

Đẩy nhanh kích cầu du lịchnội địa

Để kích cầu du lịch nội địa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã khởi xướng kế hoạch "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam", từ đó, nhiều hoạt động đã được triển khai, nhiều địa phương đã chủ động kích cầu du lịch... Tuy nhiên, theo Tổng cục Du lịch (Bộ VH-TT&DL), để thực sự giúp cho du lịch Việt Nam phục hồi và tăng trưởng trở lại, còn rất nhiều việc cần phải làm. Đặc biệt, cần có những kết nối đồng bộ giữa các địa phương, công ty lữ hành, khách sạn mang tính cộng hưởng và lan toả.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Vũ Thế Bình khẳng định, du lịch sống dựa vào khách, không có khách thì du lịch sẽ không thể tồn tại. Do đó, ngành du lịch phải đẩy nhanh hơn nữa, quyết liệt từng ngày để kích cầu lại du lịch nội địa. Ngay bây giờ, chúng ta phải chọn điểm kích cầu là những nơi hàng không Việt Nam có đường bay - nơi nào có sân bay phải khởi động ngay chương trình kích cầu tại đó. Mặt khác, Nhà nước cũng cần đồng hành cùng DN từ những việc đơn giản như các khu du lịch, điểm tham quan hãy giảm giá vé, bởi nếu chỉ DN giảm mà các khu tham quan, du lịch của Nhà nước không giảm thì kích cầu sẽ không hiệu quả. “Phải liên minh kích cầu làm sao trong hai tháng khôi phục hoạt động du lịch, sau bốn tháng hồi phục, cuối năm trở lại như cũ” - ông Bình đề nghị.

Theo Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Sun Group Trần Thị Nguyện, nếu không hành động ngay lúc này, thị trường du lịch nội địa sẽ khó phục hồi như kỳ vọng. Du lịch Việt Nam chỉ có thể phục hồi khi toàn ngành đều phải vào cuộc kích cầu. Địa phương - điểm đến - các DN cùng chung tay tạo nên những gói sản phẩm hấp dẫn về chất lượng dịch vụ với giá cả phải chăng, có khả năng thu hút số đông du khách trong bối cảnh kinh tế suy giảm, người dân thắt chặt hầu bao hơn.

Đứng ở góc độ chuyên gia, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên kiến nghị, là ngành mũi nhọn, việc phục hồi du lịch cũng có nghĩa khởi đầu cho ngành kinh tế khác. Thay vì cứu ngành du lịch cũ, nhân cơ hội này làm mới ngành du lịch của Việt Nam. Muốn vậy, ngay bây giờ cần tái cấu trúc ngành du lịch bằng cách định hướng thay đổi thị trường, xây dựng sản phẩm mới, thay đổi về cách quản lý, nới lỏng chính sách… chứ không chỉ xoay quanh việc hạ giá, bán cắt lỗ để kích cầu.

Lan tỏa ra quốc tế thông điệp“Điểm đến an toàn”

Bên cạnh những giải pháp về việc kích cầu du lịch nội địa, với thị trường quốc tế, nhiều ý kiến cho rằng, ngành du lịch cần đẩy mạnh chiến dịch truyền thông du lịch an toàn; thúc đẩy quảng bá hình ảnh Việt Nam với thông điệp thành công về chống dịch Covid-19. Theo Giám đốc vận hành Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An (Hoiana) Steve Wolstenholme, là một trong những quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh, với chỉ hơn 300 người mắc bệnh và tỷ lệ tử vong là 0%, Việt Nam có lợi thế rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh của mình với du khách quốc tế.

Tuy nhiên, ông Steve Wolstenholme cho rằng, công tác tuyên truyền của Việt Nam chưa thực sự hiệu quả, du khách nước ngoài chưa nắm được thông tin này. Vì vậy, cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm lan tỏa thông điệp “Điểm đến an toàn” để Việt Nam có thể mở cửa đón khách du lịch quốc tế sớm hơn so với các nước trong khu vực. Tương tự, Phó Chủ tịch Công ty đầu tư Lodgis Hospitality Holdings - ông Craig Douglas - cũng cho hay, Việt Nam đang làm tốt công tác phòng, chống dịch; các đơn vị kinh doanh du lịch vẫn tăng cường các biện pháp vệ sinh, khử khuẩn, hướng dẫn du khách. Thế giới cần biết thông điệp này, cần định vị Việt Nam như một “thiên đường an toàn” và Việt Nam cần khởi động các chiến dịch marketing càng nhanh càng tốt.

Trong khi đó, đánh giá cao tiêu chí an toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Du lịch - ông Kenneth Atkinson - cho rằng, du khách quốc tế có thể quay trở lại Việt Nam chỉ với điều kiện chúng ta tiếp đón họ an toàn. Điều này cũng giúp người dân loại bỏ rủi ro lây nhiễm qua cộng đồng. Hiện tại, nhiều quốc gia ở châu Âu tạo “bong bóng du lịch” bằng cách liên kết với nhau để thúc đẩy du lịch quốc tế. Vì vậy, Việt Nam cũng có thể thu hút du khách quốc tế nhanh và đơn giản bằng cách tạo ra "bong bóng du lịch" cho riêng mình. Theo ông Kenneth Atkinson, "bong bóng du lịch" có thể hiểu là những tuyến du lịch đến những địa điểm gần, dễ dàng truy dấu hoặc phong tỏa trong trường hợp có người lây nhiễm. Khái niệm này tương đương với du lịch khoanh vùng.

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Quang Tùng cũng nhận định, để đẩy mạnh hoạt động du lịch nội địa và chuẩn bị cho việc mở lại du lịch quốc tế thì yếu tố quan trọng là truyền thông mạnh mẽ về điểm đến Việt Nam an toàn ở trong nước và trên thế giới. Thời gian tới, Bộ sẽ chủ trì, xây dựng kế hoạch mở lại thị trường quốc tế theo từng giai đoạn. "Ngành du lịch sẽ từng bước khôi phục thị trường, từ du lịch nội địa đến du lịch quốc tế. Điều cần nhất lúc này là sự gắn kết, chia sẻ và những cái "bắt tay" chặt hơn nữa của các đơn vị để cùng định vị tiềm năng của du lịch Việt Nam với du khách trong và ngoài nước" - ông Tùng chia sẻ.

LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Nhiều kết quả tích cực sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 23/5/2018, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH). Với quyết tâm đưa Nghị quyết vào cuộc sống, thời gian qua, BHXH Việt Nam đã nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp, đạt được những kết quả tích cực.
  • Đổi mới, sáng tạo trong tuyên truyền phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thời gian qua, việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trong đó có việc thực hiện giãn cách xã hội đã tác động rất nhiều đến mục tiêu, nhiệm vụ của công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Trong bối cảnh đó, nhiều cách làm sáng tạo đã được ngành Bưu điện phối hợp với cơ quan BHXH triển khai, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa và lợi ích của BHXH tự nguyện.
  • Kích cầu du lịch không những giảm giá mà còn phải an toàn, hấp dẫn
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Du lịch Việt Nam chỉ có thể phục hồi khi toàn ngành vào cuộc kích cầu, có những gói sản phẩm hấp dẫn về chất lượng dịch vụ với giá cả phải chăng, có khả năng thu hút số đông du khách trong bối cảnh kinh tế suy giảm, người dân thắt chặt hầu bao hơn.
  • Đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện. Với thông điệp tuyên tuyền gần gũi, thân thiện, Lễ ra quân giúp người dân nhân thức đầy đủ, sâu sắc hơn về lợi ích của chính sách và tích cực tham gia BHXH tự nguyện.
  • Lan tỏa những giá trị cao đẹp trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong nhiều năm qua đã từng bước tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Qua chia sẻ của những người từng vinh dự được gặp Bác và luôn làm theo lời Bác, những tấm gương hết lòng vì cộng đồng đã thêm một lần nữa khẳng định điều đó.
Giải pháp thúc đẩy kích cầu du lịch hậu Covid-19