Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Định Hóa
Thứ Bảy, 26/06/2021 14:14:58
(BKTO) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Định Hóa gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên.
![]() |
ATK Định Hóa, Thái Nguyên - Ảnh: Internet |
Mục tiêu của Quy hoạch nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, góp phần hình thành điểm thăm quan về nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam, điểm du lịch văn hóa, lịch sử đặc sắc của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc.
Theo định hướng quy hoạch, chuyển chức năng Bảo tàng ATK thành Nhà trưng bày di tích Bác Hồ ở và làm việc trong giai đoạn 1948-1954 tại đồi Tỉn Keo, dành cho trưng bày các hiện vật, các tài liệu, tác phẩm liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và các hoạt động của Người trong thời gian ở và làm việc tại đây.
Khu vực Di tích Bác Hồ ở Khuôn Táta sẽ được bảo tồn nguyên trạng cấu trúc không gian, cảnh quan đoạn suối Khuôn Tát. Bảo tồn rừng di tích trên đồi Nà Đình. Tu bổ, phục hồi các điểm di tích: Lán trạm gác, lán bảo vệ, giúp việc và họp, lán bếp, giếng nước dưới chân đồi, nơi buộc ngựa…
Đối với di tích nơi ở và làm việc đầu tiên tại chiến khu Việt Bắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khau Tý, xóm Bản Quyên: Bảo tồn các công trình di tích đã được phục hồi (nhà ở và làm việc của Bác Hồ, lán bếp, hầm trú ẩn). Bảo tồn cảnh quan rừng cọ, đồi chè trên đồi thuộc khu di tích, đặc biệt là các cây xanh có giá trị và ý nghĩa lịch sử như: rặng dâm bụt, cây trám, cây đa…
Đối với di tích Địa điểm Tổng Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng làm việc giai đoạn 1947-1949 tại Phụng Hiển, sẽ xây dựng lại bia tưởng niệm; tôn tạo cảnh quan di tích, sân vườn, đường dạo; trồng bổ sung cây xanh và xây dựng mới một số công trình phụ trợ…
Đồng thời, tập trung phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch chủ đạo dựa trên tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và văn hóa sẵn có của khu vực, gồm: Tham quan di tích văn hóa - lịch sử, di chỉ khảo cổ, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu văn hóa bản địa; các sản phẩm du lịch gắn với các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương. Khuyến khích các sản phẩm du lịch do người dân địa phương tổ chức quản lý và khai thác theo hướng mỗi bản, mỗi điểm di tích một sản phẩm du lịch đặc trưng./.
HỒNG NHUNG
Tin cùng chuyên mục
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030"
-
Không để thiếu hụt nguồn nhân lực cho phục hồi du lịch
-
Phạt tiền đến 75 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ
-
Tháo gỡ khó khăn trong huy động vốn cho bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
-
Tăng cường đào tạo cử nhân chất lượng cao Marketing công nghệ số
-
HLV Park Hang-seo: “Chúng tôi muốn thử nghiệm chiến thuật mới"
-
Hà Nội đóng góp 151 huy chương cho thể thao Việt Nam tại SEA Games 31
-
Chỉ số năng lực phát triển của Du lịch Việt Nam tăng bậc, thuộc nhóm cao của thế giới
-
ĐT U23 Việt Nam bước vào buổi tập đầu tiên trong đợt tập huấn tại UAE
-
Hà Nội dành hơn 17,4 tỷ đồng khen thưởng các cá nhân, tập thể đạt thành tích tại SEA Games 31
Đọc nhiều nhất
-
Rwanda: Sai phạm dai dẳng phá hỏng các mục tiêu của Chính phủ
-
Tuyệt đối không để người bệnh bảo hiểm y tế phải tự mua thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục được hưởng
-
Chủ tịch Quốc hội đến Budapest, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hungary
-
Ngày 26/6, có 557 ca nhiễm Covid-19 mới tại 32 tỉnh, thành phố
-
Ngành dầu khí cần không ngừng đổi mới, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng