Phát huy sức sáng tạo của văn nghệ sĩ để "chấn hưng nền văn hóa", đóng góp nhiều hơn cho đất nước

(BKTO) - Đây là ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng tại buổi gặp mặt, chúc Tết văn nghệ sĩ nhân dịp xuân Nhâm Dần 2022.



                
   

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh:bvhttdl.gov.vn

   

Tại cuộc gặp mặt, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết: Trong năm qua, với chủ đề hành động là "Năm cơ chế chính sách", toàn ngành đã tạo ra một số sự kiện tiêu biểu, một số kết quả nổi bật. Có những con số biết nói để so sánh với năm 2020 và đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận. Đặc biệt, trong năm, một sự kiện nổi bật để lại nhiều dấu ấn là Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức nhân kỷ niệm 75 năm Bác Hồ tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất.

“Đây cũng là dịp để chúng ta dẫn luận, hệ thống lại toàn bộ các quan điểm, đường lối của Đảng để có nhận thức đúng, đủ, để từ đó có hành động đúng nhất. Một Hội nghị mà toàn ngành được lắng nghe những chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư với tất cả tâm huyết, mong chờ và đặt ra yêu cầu phải chấn hưng văn hóa..." - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc, đội ngũ văn nghệ sĩ, những người thực hành văn hóa đã được tiếp thêm động lực để thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình.

Bộ trưởng cho rằng, năm 2021, dù trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tình đồng chí, nghĩa đồng bào tiếp tục được phát huy mạnh mẽ, sự đoàn kết, gắn bó, yêu thương, chia sẻ của dân tộc được nhân lên thành sức mạnh mềm của văn hóa. Bằng văn hóa và từ văn hóa, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao đã có sự đổi mới trong cách thức tổ chức, thông qua các nền tảng công nghệ số, mạng xã hội, mang đến "liều vắc xin tinh thần" phục vụ, cổ vũ nhân dân cùng nhau đoàn kết, vượt qua đại dịch...

Với sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ, nhiều việc chưa có tiền lệ đã được làm thành công như các nhà hát online, nhà hát truyền hình, các kỳ liên hoan, gặp mặt tạo ra sân chơi cho giới văn nghệ sĩ được cống hiến tài năng.                
   

Bộ trưởng Ngyễn Văn Hùng chụp ảnh lưu niệm cùng các văn nghệ sĩ. Ảnh:https://bvhttdl.gov.vn/

   

Theo Bộ trưởng, năm 2021, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 với 11 nội dung và 7 đề án lớn. Trách nhiệm của ngành văn hóa là phải cụ thể hóa hành động của từng năm, trong đó năm 2022 toàn ngành tập trung xây dựng môi trường văn hóa, coi đây là một trong những yêu cầu có tính chất sống còn để quyết định nhiệm vụ chấn hưng văn hóa. Nếu không có môi trường văn hóa thì không thể rèn giũa, hun đúc được con người văn hóa. Trong đó, nghệ thuật đóng vai trò quan trọng để tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng nhấn mạnh, vấn đề phát triển nghệ thuật không chỉ hướng đến nghệ thuật tinh hoa, đỉnh cao mà còn phải hết sức chú ý đến nghệ thuật quần chúng; đồng thời cho rằng trong thời gian tới cũng phải nỗ lực để có những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, bắt đầu từ chất liệu của cuộc sống. Muốn thế phải đưa văn nghệ sĩ "tắm mình" trong thực tế sinh động của đất nước, kinh tế, văn hóa, tạo ra không gian sáng tạo cho tất cả các văn nghệ sĩ.

Tại buổi gặp mặt, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với đội ngũ các văn nghệ sĩ và chia sẻ: Đội ngũ văn nghệ sĩ cũng đã có những đóng góp vào công cuộc chấn hưng văn hóa như lời Tổng Bí thư đã nói trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021; đồng thời cam kết sẽ cùng các văn, nghệ sĩ có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật để đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển đất nước cũng như nền văn hóa nước nhà.

N.LỘC
Cùng chuyên mục
  • Cho phép thăm dò khảo cổ tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định cho phép Bảo tàng Hà Nội thăm dò khảo cổ tại vị trí phía sau nhà Hữu vu nằm bên phải sân Đại Bái thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
  • Cần đảm bảo tính minh bạch trong quy định về quản lý khu du lịch quốc gia
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định mô hình ban quản lý khu du lịch quốc gia (Dự thảo). Góp ý cho Dự thảo này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, Dự thảo còn một số nội dung chưa đảm bảo tính minh bạch.
  • Xử lý nghiêm cơ sở trợ giúp xã hội vi phạm pháp luật
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) – Theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), các địa phương cần thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội, quỹ từ thiện chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ trẻ em.
  • Ngày 11/01, số ca nhiễm Covid-19 mới tăng 1.236 ca so với ngày hôm qua
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) – Bản tin của Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 10/01 đến 16h ngày 11/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 16.035 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 16.019 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.236 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 10.691 ca trong cộng đồng).
  • Chú trọng chuyển đổi số để lan tỏa, phát huy “sức mạnh mềm” văn hóa
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong một năm đầy khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh, song ngành văn hóa, với nòng cốt là các văn sĩ, trí thức đã không ngại khó, ngại khổ để sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, thậm chí là đến tuyến đầu chống dịch, mang lại sức mạnh tinh thần cho người dân. Đặc biệt, với sự trợ giúp của nền tảng công nghệ số, sức mạnh ấy đang dần được nhân lên, cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết, đồng lòng vượt qua đại dịch.
Phát huy sức sáng tạo của văn nghệ sĩ để "chấn hưng nền văn hóa", đóng góp nhiều hơn cho đất nước