Hợp tác với doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực trình độ cao

(BKTO)- Hợp tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với DN là khâu đột phá để phát triển nguồn nhân lực trình độ cao. Đây là thông tin được chia sẻ tại Hội nghị Tổng kết hoạt động gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững năm 2020, nhiệm vụ, giải pháp hoạt động năm 2021 diễn ra chiều 29/12, tại Hà Nội.



                
   

Đại diện lãnh đạo Tổng cục GDNN và DN trao giấy chứng nhận đào tạo cho giáo viên trường nghề

   

Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng cho biết, năm 2020, hoạt động gắn kết GDNN với DN đã được triển khai với nhiều giải pháp. Tổ công tác gắn kết GDNN với DN đã được kiện toàn. Nhiều giải pháp gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động có sự tham gia của DN đã được khai thác. Tổng cục cũng đã tham mưu một số chính sách cho Bộ LĐ-TB&XH, Chính phủ; phối hợp, tìm kiếm, hỗ trợ, thúc đẩy sự kết nối hệ thống GDNN với các DN, tổ chức hiệp hội DN. Cùng với việc xây dựng kế hoạch gắn kết GDNN với thị trường lao động, Tổng cục đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đầu ra, thành lập các hội đồng kỹ năng ngành có sự tham gia của DN, đào tạo cán bộ trong DN, trang bị kỹ năng dạy học cho người làm công tác dạy nghề…
                
   

Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng phát biểu

   

Tại Hội nghị, TS. Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục GDNN) đã thông tin về một số kết quả nổi bật trong hoạt động gắn kết GDNN với DN năm 2020 và một số nhiệm vụ, giải pháp hoạt động năm 2021. Theo TS. Hùng, mặc dù có nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nhưng về cơ bản các hoạt động trong năm 2020 đã bảo đảm kế hoạch, góp phần thúc đẩy việc gắn kết giữa GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững. Cơ chế phối hợp 3 bên Nhà nước - Nhà trường - DN tiếp tục đang phát triển và vận hành tốt trong thực tiễn thông qua chương trình phối hợp công tác giữa Tổng cục GDNN với các hiệp hội, các DN lớn... Các kết quả vừa qua đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng GDNN, gắn đào tạo với thị trường lao động và giải quyết việc làm. “Hoạt động gắn kết GDNN với DN cũng ngày càng được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, tạo điều kiện về nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm cho việc nghiên cứu, triển khai các hoạt động gắn kết GDNN với DN” - TS. Hùng nhấn mạnh.
                
   

TS. Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy: "Hoạt động kết nối GDNN với thị trường lao động và DN tiếp tục có bước chuyển biến mạnh mẽ"

   

Nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực GDNN, các cơ sở GDNN và các DN đã trao đổi các nội dung gắn kết GDNN với DN và các nội dung về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng làn sóng dịch chuyển FDI và việc làm; chương trình đào tạo cán bộ DN; thảo luận hợp tác GDNN với DN trong các lĩnh vực sản xuất. Theo đó, các ý kiến đều cho rằng, hợp tác GDNN với DN chính là khâu đột phá để phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng đáp ứng nhu cầu của DN.

Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Đỗ Nhất Hoàng, các DN nước ngoài đang dịch chuyển đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng lớn, việc hợp tác với DN chính là khâu đột phá để phát triển nguồn nhân lực trình độ kỹ năng đáp ứng nhu cầu của DN.

Là một trong những cơ sở GDNN hàng đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ông Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề công nghệ cao Hà Nội chia sẻ, hiện nay, nhà trường có những chương trình gắn kết với DN trong và ngoài nước để bảo đảm đầu ra cho sinh viên. Đặc biệt có những DN lớn đang gắn kết với trường để đào tạo 800 kỹ sư thực hành, sẵn sàng trả toàn bộ học phí cho học viên được tuyển chọn và kí hợp đồng ngay từ khi tuyển sinh. Từ kinh nghiệm của nhà trường, ông Khánh cho rằng, việc phối hợp đào tạo giữa nhà trường với DN cần sự phối hợp một cách cởi mở và cầu thị để phù hợp với yêu cầu của cả hai bên.

Tin và ảnh: Thanh Trung

Cùng chuyên mục
  • Điều chỉnh cơ cấu chi để tạo động lực cho giáo dục đại học phát triển
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong điều kiện nguồn lực NSNN hạn chế, việc giao quyền tự chủ về tài chính giúp tăng tính chủ động, trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học công lập (gọi chung là GDĐH), tạo điều kiện để các trường được chủ động cân đối thu chi là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Bên cạnh những kết quả rất đáng ghi nhận, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị còn bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là cơ cấu chi như hiện nay chưa tạo động lực cho các trường bứt phá.
  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Ngày 24/12, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021 tại điểm cầu chính BHXH Việt Nam và 63 điểm cầu tại BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 646 điểm cầu tại BHXH các quận, huyện.
  • Kiên trì “gieo mầm”, lan tỏa chính sách an sinh xã hội
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - 17 năm phụ trách đại lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) xã Đông Cao, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, bằng trách nhiệm và tâm huyết, chị Nguyễn Thị Hợp đã giúp nhiều người dân trên địa bàn hiểu rõ về ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH, BHYT và tự nguyện đăng ký tham gia; góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • Tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng từ sử dụng dịch vụ công trực tuyến về bảo hiểm xã hội
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau một năm vận hành, nhiều dịch vụ công (DVC) trực tuyến trên Cổng DVC Quốc gia đã được người dân đón nhận; trong đó, thủ tục nộp BHXH là một trong những nhóm thủ tục trọng tâm mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho DN.
  • Tập trung nguồn lực xây dựng  nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Giai đoạn 2016-2020, với sự quan tâm chỉ đạo và ưu tiên nguồn lực hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, đời sống sinh hoạt và sản xuất của vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) đã có nhiều khởi sắc. Song, để bộ mặt nông thôn đổi thay rõ nét hơn, có thêm nhiều hộ dân thoát đói nghèo, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) ở vùng ĐBKK vẫn còn nhiều “nút thắt” cần tháo gỡ.
Hợp tác với doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực trình độ cao