Tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm chính sách trong Luật Đầu tư công
Thứ Ba, 23/10/2018 21:40:00
(BKTO) - Chiều 23/10, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công. Theo tờ trình của Chính, việc sửa đổi, bổ sung Dự án Luật lần này tập trung vào các quy định liên quan đến 3 nhóm chính sách chủ yếu nhằm “gỡ” những vướng mắc, tồn tại của Luật Đầu tư công hiện hành.
-
Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): 5 vấn đề cần được làm rõ
-
Đại biểu Quốc hội bức xúc trước tình trạng đầu tư công đội vốn, lãng phí
-
Đại biểu Quốc hội đề nghị không điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia
-
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Hơn 75% đại biểu Quốc hội đề nghị giữ tiêu chí phân loại dự án như hiện hành
-
Quốc hội thông qua Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)
-
Cần tiêu chí cụ thể trong xếp hạng ưu tiên và đánh giá hiệu quả đầu tư công
-
Đảm bảo cân đối nguồn lực thực hiện Kế hoạch Đầu tư công trung hạn
-
Cần sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư cho phù hợp với thực tiễn
-
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư bao quát toàn diện về PPP
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng báo cáo trước Quốc hội về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)- Ảnh: quochoi.vn |
Sau hơn 3 năm thực hiện Luật Đầu tư công, tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc.
Vướng mắc đầu tiên đó là những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Việc hình thành nhiều quy trình mới, thủ tục phức tạp, dẫn tới các cơ quan, địa phương thực hiện khó nắm vững và thực hiện thống nhất các quy định của Luật, nhiều cơ quan, địa phương vẫn còn lúng túng, triển khai thực hiện một số quy định còn chưa phù hợp, một số nội dung không đúng với các quy định của pháp luật, trái thẩm quyền, mất nhiều thời gian để hoàn thiện thủ tục do hồ sơ dự án phải thông qua nhiều cấp nhiều cơ quan từ Trung ương đến địa phương, thủ tục hành chính phức tạp, phân cấp trách nhiệm chưa triệt để...
Bên cạnh đó, một số quy định trong Luật Đầu tư công quá cứng nhắc, hoặc chưa đầy đủ nên dẫn tới tình trạng các quy định đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, điển hình là trong công tác thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, bố trí vốn không phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí được cấp có thẩm quyền quy định, tồn tại nhiều bất cập trong điều chỉnh dự án, điều chỉnh kế hoạch, giao vốn nhiều lần và kéo dài thời gian giao vốn; khó theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án.
Một điều “vướng” khác là một số điểm chưa thống nhất giữa Luật Đầu tư công với các luật khác như Luật NSNN, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Quy hoạch... Điều này đã gây sự lúng túng trong việc áp dụng các quy định pháp luật, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng công tác chuẩn bị dự án, xây dựng dự án. Trong một số trường hợp, dự án chuẩn bị đầu tư và phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án, quyết định đầu tư dự án mang tính hình thức để có điều kiện được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
Để khắc phục những vướng mắc, bất cập trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ: Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến 03 nhóm chính sách chủ yếu.
Thứ nhất là nhóm chính sách về quy định chung, trong đó, Dự thảo Luật đã tiếp thu các ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan, các địa phương về thống nhất trong giải thích từ ngữ, nhất là định nghĩa về nguồn vốn đầu tư công; các quy định chung về phân loại nguồn vốn; phân loại dự án; phân loại kế hoạch đầu tư công; các cơ quan, đơn vị có liên quan đến hoạt động đầu tư công... Nội dung này mang ý nghĩa rất quan trọng, nhằm đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp với các luật có liên quan, nhất là Luật Ngân sách nhà nước, đồng thời quyết định đến những trình tự, thủ tục kèm theo đối với từng vấn đề chung đã được sửa đổi, bổ sung.
Thứ hai là nhóm chính sách về quản lý dự án, trong đó, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung căn bản quy trình, trình tự, thủ tục, thẩm quyền về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định dự án theo hướng đẩy mạnh phân cấp, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt, rút gọn hoặc bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, mất nhiều thời gian nhưng không giúp cải thiện được chất lượng công tác chuẩn bị dự án.
Thứ ba là nhóm chính sách về quản lý kế hoạch đầu tư công, trong đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy trình, trình tự, thủ tục về lập, thẩm định, quyết định giao kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm. Đáng chú ý là dự thảo Luật đã bổ sung phân loại và quy trình xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 03 năm theo phương pháp cuốn chiếu, phù hợp với quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, đảm bảo sự đồng bộ giữa kế hoạch đầu tư công và kế hoạch tài chính, ngân sách cả trung hạn và hằng năm.
Tờ trình của Chính phủ cũng nêu rõ, các sửa đổi, bổ sung của Luật Đầu tư công theo Dự thảo này chủ yếu chỉ giới hạn ở việc cải cách thủ tục và khắc phục các điểm còn tồn taị của Luật Đầu tư công hiện hành, do vậy sẽ không phát sinh nhiều các chi phí liên quan đến tuyên truyền, triển khai quy định của Luật hoặc làm tăng vốn đầu tư công trong giai đoạn sau.
Đ. KHOA
Tin cùng chuyên mục
-
Ngành Dầu khí hưởng ứng Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2022
-
Tổng Giám đốc Petrovietnam đốc thúc tiến độ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2
-
Biên độ tăng giá xăng dầu trong nước vẫn thấp hơn thế giới
-
Rào cản về tư duy kìm hãm doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận công nghệ
-
Vững tin vào con đường đi lên xã hội chủ nghĩa
-
Nhiều trang Facebook mạo danh Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Trạm Km6 tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai tổ chức thu phí trở lại
-
Ưu tiên giải quyết rủi ro địa chính trị để thành công với chiến lược công nghệ
-
Nông nghiệp Việt Nam có vai trò quan trọng trong hệ thống lương thực, thực phẩm toàn cầu
-
Không có "vùng cấm" trong xử lý vi phạm môi trường
Đọc nhiều nhất
-
Tiêm nhắc lại vaccine là cách phòng bệnh tốt nhất
-
Đẩy nhanh tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên
-
Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
-
Ngày 02/7, số mắc Covid-19 mới giảm còn 730 ca, giảm gần 200 ca so với hôm qua
-
Củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên trong giai đoạn mới
-
Nâng cao trách nhiệm, đẩy mạnh công tác mua sắm thuốc, vật tư y tế đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh
-
Kiểm toán nhà nước chỉ ra những hạn chế trong thực hiện các dự án BOT, BT
-
Yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng tại các đô thị