Tái diễn nhiều sai phạm về quản lý, sử dụng ngân sách

(BKTO)-Chi vượt dự toán, bội chi vượt mức cho phép cùng hàng loạt các sai phạmtái diễn trong quản lý, sử dụng ngân sách là nội dung được nhiều đại biểu quantâm khi cho ý kiến về quyết toán NSNN năm 2014, tại phiên họp thứ 49 của Ủy banThường vụ Quốc hội (UBTVQH), diễn ra sáng 15/6.




Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2014 tại phiên họp 49 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: TTXVN
Chi vượt dự toán hơn 108 nghìn tỷ đồng

Theo báo cáo của Chính phủ, dự toán thu NSNN năm 2014 là 782.700 tỷ đồng, quyết toán 877.697 tỷ đồng; tăng 12,1% (94.997 tỷ đồng) so với dự toán chủ yếu do tăng thu từ dầu thô và tăng thu tiền sử dụng đất, thuế nhập khẩu, và thu từ các khu vực kinh tế. Dự toán chi NSNN là 1.006.700 tỷ đồng, quyết toán 1.114.767 tỷ đồng, tăng 10,7% (108.067 tỷ đồng) so với dự toán, chủ yếu tăng chi đầu tư phát triển (96.236 tỷ đồng) từ nguồn vốn ngoài nước, nguồn bổ sung từ dự phòng ngân sách theo chế độ và nguồn năm trước chuyển sang. Bội chi NSNN Quốc hội cho phép là 224.000 tỷ đồng, bằng 5,3% GDP, quyết toán số bội chi là 260.145 tỷ đồng, vượt 36.145 tỷ đồng so với mức Quốc hội quyết định, bằng 6,61% GDP.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực, công tác chi NSNN còn nổi lên nhiều vấn đề bất cập. Một số khoản chi của một số địa phương xây dựng dự toán chưa thực sự căn cứ vào nhiệm vụ thực tế, giao dự toán chi đầu tư phát triển không phù hợp với danh mục dự kiến kế hoạch vốn, bố trí vốn cho một số dự án chưa đủ điều kiện, sai nội dung nguồn vốn đầu tư, xây dựng và giao kế hoạch vốn đầu tư ngoài nước chưa phù hợp, giải ngân nguồn vốn ODA tăng cao gây mất cân đối NSNN.

Trong chi đầu tư xây dựng cơ bản còn hạn chế, sai phạm trong các khâu của quá trình đầu tư vẫn xảy ra nhưng chậm được khắc phục, xử lý chưa kiên quyết, còn để xảy ra thất thoát, lãng phí. Hầu hết các dự án đầu tư được thanh tra, kiểm toán đều phát hiện có sai phạm. Bên cạnh đó, số tiền chi ứng trước dự toán theo chế độ nhưng chưa thu hồi trong năm còn lớn và tỷ lệ được giải ngân thấp. Theo báo cáo của KTNN, số ứng trước kế hoạch vốn từ NSTƯ cho các dự án còn phải thu hồi là 81.707,5 tỷ đồng bằng 50,1% kế hoạch vốn đầu năm 2014 và tăng 14.522,7 tỷ đồng so với năm 2013; một số địa phương còn tình trạng cho vay, tạm ứng sai quy định hoặc kéo dài nhiều năm; tình trạng nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản còn lớn.

Trong chi thường xuyên, kết quả kiểm toán cho thấy, hầu hết các Bộ, cơ quan T.Ư, địa phương đều có sai phạm, KTNN đã kiến nghị giảm chi kinh phí thường xuyên 1.959 tỷ đồng. Đặc biệt, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, nhiều sai sót trong chi thường xuyên đã được KTNN phát hiện trong nhiều năm qua song vẫn tái diễn như: Lập dự toán cao hơn khả năng ngân sách hoặc số được giao của Bộ tài chính; lập dự toán chưa đầy đủ, ko sát thực tế, giao dự toán chậm và phải điều chỉnh nhiều lần trong năm; sử dụng nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương…

Đảm bảo kỷ cương ngân sách theo đúng tinh thần Hiến pháp

Đánh giá báo cáo quyết toán NSNN năm 2014 có nhiều đổi mới tích cực, tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho rằng, các báo cáo cho thấy vấn đề quản lý, sử dụng NSNN có quá nhiều vấn đề trái với quy định của Hiến pháp, trái luật. “Luật đã quy định niên độ của năm tài chính thế nào thì phải thanh, quyết toán như vậy, chứ bây giờ ta cứ chuyển nguồn mà chuyển hàng nghìn tỷ, không rõ ràng nên ta không đánh giá được năm nào đúng, năm nào là không đúng. Nợ đọng nhiều mà không quyết toán được, do đó tài chính của chúng ta không minh bạch… Tôi đề nghị cần phải nghiêm túc, phải đúng Hiến pháp, đúng luật”- ông Lý nói.

Liên quan đến việc giải ngân vốn ngoài nước tăng 36.952 tỷ đồng, trong đó có 10.782,7 tỷ đồng do chuyển đổi vốn ODA từ hình thức cho vay lại sang hình thức Nhà nước đầu tư trực tiếp tại một số dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến cơ quan thẩm tra cho rằng, đến nay, Chính phủ chưa báo cáo với UBTVQH về số tăng giải ngân vốn ODA vượt dự toán, thể hiện việc chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm. Vì vậy, để bảo đảm thực hiện nghiêm quy định tại khoản 2 Điều 55 Hiến pháp và quy định của Luật NSNN, đề nghị loại ra khỏi quyết toán chi NSNN năm 2014 vốn ngoài nước 36.952 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phân tích, Hiến pháp 2013 và Luật NSNN quy định rất rõ dự toán thu được Quốc hội chấp nhận cho phép thì cơ quan hành pháp phải thực hiện thu đúng thu đủ, dựa vào căn cứ hệ thống pháp luật thuế, phí, lệ phí. Nhưng dự toán chi không mở như dự toán thu mà có giới hạn. “Khoản tăng bội chi hơn 36.000 tỷ đồng thấy rất rõ là khoản chưa có dự toán chi. Theo tôi, đến giờ phút này chưa có dự toán do Quốc hội quyết định nên chưa chấp nhận đưa vào quyết toán 2014, yêu cầu Chính phủ có tờ trình báo cáo Quốc hội xem xét. Nếu Quốc hội đồng ý bổ sung bằng một Nghị quyết bổ sung dự toán NSNN vào năm 2014 hay 2015, 2016 là quyền Quốc hội, phải thực hiện nghiêm” - ông Phùng Quốc Hiển cho biết.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đánh giá, sự tiến bộ trong công tác ngân sách là đáng ghi nhận song những tồn tại, hạn chế năm nào quyết toán cũng lặp lại. Chủ tịch Quốc hội hội cho rằng, lần này cần phải chấp hành nghiêm tinh thần Hiến pháp và pháp luật, đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ tiếp thu để Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội thẩm tra chính thức trình Quốc hội quyết định.

Liên quan đến việc KTNN phát hiện Cục thuế và Kho bạc Nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Ngãi chuyển một số khoản thu thuộc niên độ NSNN năm 2014 sang năm 2015 số tiền 5.650,7 tỷ đồng làm giảm số thu NSNN năm 2014 là sai niên độ, nhưng Bộ Tài chính giải trình là không đủ thông tin, UBTVQH đề nghị KTNN xem xét làm rõ để đảm bảo kỷ luật ngân sách.
NGUYỄN HỒNG
Cùng chuyên mục
  • Phiên họp thứ 49 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII: Chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO)-Từngày 13 đến 15/6, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khóa XIII đãtiến hành phiên họp thứ 49 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị KimNgân.
  • Tạo đột phá cho phát triển  Kiểm toán Nhà nước
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - “Hầu hết các nội dung của Kế hoạch Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn2013-2017 đã được triển khai thực hiện, nhiều Mục đích chiến lược thực hiện cóhiệu quả đã làm nền tảng và tạo đột phá cho sự phát triển của ngành” - đó làđánh giá của Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc về kết quả nổi bật của ngànhtại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch Chiến lược phát triển KTNN giaiđoạn 2013-2017 (KHCL).
  • Thách thức nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Nếu không nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toánthì các DN kiểm toán trong nước sẽ không thể trụ vững trước sự cạnh tranh từbên ngoài cũng như đáp ứng được kỳ vọng của công chúng. Đó là khuyến nghị từngđược các chuyên gia đưa ra cách đây gần 5 năm khi Việt Nam mở cửa thịtrường dịch vụ kiểm toán theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đếnnay, khuyến nghị ấy vẫn còn giá trị trong bối cảnh Việt Nam đang ngàycàng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế của khu vực và thế giới.
  • Đầu tư cho khoa học công nghệ: Chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Báo cáo bước đầu về kết quả giám sátChuyên đề “Hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, côngnghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2005-2015 và địnhhướng phát triển giai đoạn tới, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợvà cơ khí chế tạo” cho thấy, mặc dù đã có chính sách và cơ chế khuyếnkhích các nguồn đầu tư xã hội, đặc biệt là từ khu vực DN vào lĩnh vực khoa họcvà công nghệ (KH&CN) song cho đến nay NSNN vẫn là nguồn đầu tư chủ yếu, sựtham gia của DN vào lĩnh vực này còn rất khiêm tốn và chưa đạt yêu cầu đề ra.
  • Quyết liệt hơn  trong phòng, chống tham nhũng
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tham gia các Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử đại biểu Quốc hội từ ngày 5 đến 12/5 tại TP. Vinh và các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương thuộc tỉnh Nghệ An, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã nhiều lần khẳng định sẽ tập trung lãnh đạo KTNN triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán và hoàn thành tốt vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Tái diễn nhiều sai phạm về quản lý, sử dụng ngân sách