Vì sao chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh mẽ bất chấp kinh tế đang suy thoái?

(BKTO)- Thất nghiệp tại Mỹ đang gia tăng với tốc độ kỷ lục. Số lượng DN phá sản ngày càng tăng. Đầu tư và thương mại toàn cầu đang sụp đổ. Nhưng điều gì làm thị trường chứng khoán nước này vẫn hồi phục tích cực bất chấp sự suy thoái của nền kinh tế?



                
   

Phố Wall đã có sự hồi phục đáng kinh ngạc trong hơn 1 tháng qua - Nguồn: sưu tầm.

   

Sau khi có chuỗi phiên lao dốc không phanh với những mức giảm theo ngày kỷ lục, phố Wall đã hồi phục đáng kinh ngạc trở lại trong hơn 1 tháng qua. Trong đó, chỉ số S&P 500 đã lấy lại 50% kể từ mức thấp nhất trong tháng 3.

Sự hồi phục của thị trường vẫn giữ vững ở phiên ngày 27/4 (giờ địa phương), các chỉ số đồng loạt đi lên khi tình hình dịch Covid-19 tạm lắng dịu và nhiều bang bắt đầu nối lại một số hoạt động kinh tế.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 358,5 điểm, tương đương 1,5%, kết phiên ở 24.134 điểm. Đây là lần đầu tiên chỉ số này đóng cửa trên 24.000 điểm kể từ ngày 17/4. Các chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite cũng tăng lần lượt 1,5% và 1,1%.

Từ đầu tháng 4 đến nay, S&P 500 đã tăng 11,4% - mức đi lên trong một tháng mạnh mẽ nhất kể từ 1987. Dow Jones cũng tăng 10,1% trong tháng qua - tích cực nhất kể từ năm 2002.

Những cổ phiếu hưởng lợi từ việc mở cửa lại hoạt động kinh tế dẫn đầu đà tăng trong phiên 27/4. Hãng quản lí khách sạn MGM Resorts và hãng du thuyền Carnival đều chứng kiến cổ phiếu tăng hơn 8%. Hãng bán lẻ quần áo GAP và Kohl's tăng lần lượt 12,9% và 17,7%.

Cổ phiếu JP Morgan Chase và Disney là những thành viên đi lên mạnh nhất chỉ số Dow Jones khi cùng tăng hơn 4%. Nhóm cổ phiếu tài chính dẫn đầu chỉ số S&P 500 khi tăng hơn 3%. Cổ phiếu ngân hàng Citigroup tăng hơn 6% trong khi Wells Fargo và Bank of America tăng hơn 4%.

Lý giải về hiện tượng này, theo các chuyên gia kinh tế Bloomberg:có thể các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đang kỳ vọng sự hồi phục kinh tế sau giai đoạn mở cửa trở lại, nhưng điều đó khó xảy ra nhanh chóng.

Mỹ đã thất bại trong việc ngăn chặn dịch bệnh và việc dỡ bỏ phong toả không có khả năng sẽ đưa người dân ra khỏi nhà khi họ thấy mối đe doạ vẫn còn. Trong khi đó, việc đóng cửa kinh doanh, thất nghiệp gia tăng và sự sụp đổ trong thương mại quốc tế sẽ làm suy yếu kinh tế toàn cầu trong nhiều năm tới.

Đưa ra những nguyên nhân khác, các nhà đầu tư đang lo ngại là Chính phủ Mỹ đang ưu tiên hỗ trợ thị trường chứng khoán bất chấp những gì sẽ xảy ra với phần còn lại của nền kinh tế. Theo một số chuyên gia thì ý tưởng này cũng từng có tiền lệ. Năm 1987, Cựu chủ tịch Fed - Alan Greenspan cắt giảm lãi suất sau vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán, sau đó đã có một cuộc thảo luận được gọi là Greenspan Put - đây là một cam kết của ngân hàng trung ương về hỗ trợ cho giá tài sản. Bằng cách cắt giảm lãi suất ngay khi thị trường chứng khoán giảm, các lãnh đạo của Fed lúc đó nỗ lực để né tránh một cuộc suy thoái.

Tuy nhiên, tình hình hiện tại có thể sẽ khác. Tổng thống Trump rõ ràng đang xem thị trường chứng khoán là một phong vũ biểu quan trọng cho sự thành công của chính mình với tư cách là một nhà lãnh đạo đất nước. Chỉ đến khi thị trường lao dốc vào tháng 3, ông Trump mới bắt đầu nhìn nhận đại dịch là một vấn đề rất quan trọng. Điều này có thể là do ông cũng sở hữu những cổ phiếu hoặc đó có thể là sự bảo thủ và xem chỉ số Dow Jones là tất cả những gì thể hiện sức khoẻ của nền kinh tế - theo Noah Smith, chuyên gia kinh tế Bloomberg.

Nhưng Trump không phải là người duy nhất đầu tư vào thị trường chứng khoán. Vào đầu những năm 1990, chỉ có khoảng 1/3 người Mỹ sở hữu cổ phiếu và hiện tại đã có khoảng hơn một nửa số người Mỹ sở hữu cổ phiếu. Mặc dù nhiều người Mỹ giàu có vẫn có thể nắm giữ phần lớn số cổ phiếu, nhưng tầng lớp trung lưu có đủ số cổ phần và có ảnh hưởng lớn tới thị trường có lẽ là một người chiến trắng trong chính trị, cũng là người có thể ảnh hưởng đến Quốc hội, các Tổng thống tương lai và thậm chí cả Fed.

Vì vậy, có khả năng Fed, Quốc hội và Tổng thống có thể cùng hành động để củng cố thị trường chứng khoán độc lập với hỗ trợ nền kinh tế. Điều này được gọi là Golden Put.

Một cách Golden Put có thể diễn ra nếu Fed thực hiện mua cổ phiếu thông thường. Tuy nhiên, đây là điều trái vối quy tắc của Mỹ, nhưng các ngân hàng trung ương khác như Nhật Bản lại làm điều đó thường xuyên. Đại dịch Covid-19 đã khiến Fed phá vỡ các nguyên tắc thông qua việc mua lại trái phiếu DN bằng cách sử dụng các công cụ ngoại bảng. Bên cạnh đó, cũng có một số đề xuất Fed sẽ làm điều tương tự để mua cổ phiếu, nhưng có lẽ điều này không hỗ trợ được nhiều cho nền kinh tế, vì chi phí vay nợ đã quá thấp, theo Noah Smith.

Một cách khác thực hiện Golden Put là cho phép Quốc hội sử dụng các gói cứu trợ và hành động lập pháp khác để hỗ trợ biên lợi nhuận của DN. Các khoản vay và viện trợ khẩn cấp nên được hỗ trợ cho cả DN lớn và nhỏ. Nhưng nếu chương trình hỗ trợ này được cấu trúc để giảm bớt số lượng những DN nhỏ, điều này thể hiện sự tập trung phát triển trong ngành bán lẻ.

Theo chuyên gia kinh tế Bloomberg, Golden Put có thể thay đổi bản chất cơ bản của thị trường chứng khoán. Thông thường, cổ phiếu vốn là khoản đầu tư rủi ro nhưng mang lại lợi nhuận cao hơn so với trái phiếu, và nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu có thể chịu đựng những đợt sụt giảm mạnh về giá. Khi mọi thứ trở nên tồi tệ, cổ phiếu là hàng hoá đầu tiên bị giảm giá. Nhưng nếu chính phủ cam kết hỗ trợ giá cổ phiếu, cả rủi ro và lợi nhuận đều giảm đi.

Do đó, Golden Put có thể thu hút rất nhiều tiền mới vào thị trường chứng khoán vì làm tăng nhu cầu mua và đẩy giá tăng cao. Trong ngắn hạn, điều này có thể có lợi cho các nhà đầu tư hiện hữu, nhưng về dài hạn sẽ làm giảm lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai đối với các nhà đầu tư mới.

"Nếu chính phủ xem giá cổ phiếu là mục tiêu quan trọng độc lập với phần còn lại của nền kinh tế, điều này có thể làm méo mó sự tăng trưởng kinh tế và làm cổ phiếu giống như trái phiếu hay tiền mặt. Do đó, cả Fed và Quốc hội nên thận trọng khi thành lập Golden Put" -Chuyên gia Noah Smith đánh giá.
NAM SƠN (Tổng hợp)
Cùng chuyên mục
  • Bế mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều 28/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 44 sau 6 ngày làm việc tập trung, trách nhiệm, hiệu quả.
  • Trình Quốc hội xem xét phê chuẩn 2 Hiệp định với Liên minh Châu Âu
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều 28/4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về Tờ trình của Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA); Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVIPA).
  • Cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển thành phố Đà Nẵng
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Cho rằng hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 còn chưa đầy đủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần nhắc kỹ, rà soát lại dự thảo Nghị quyết, xem xét sửa theo hai phương án. Một là, sửa Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 1/11/2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng và có Nghị quyết riêng về chính quyền đô thị. Hai là, có một Nghị quyết tổng thể cho TP Đà Nẵng.
  • Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được COVID-19
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều nay, 28/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19.
  • Đề nghị Quốc hội phê chuẩn gia nhập Công ước 105 của ILO
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sáng 28/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến và nhất trí đề nghị Quốc hội phê chuẩn gia nhập Công ước 105 về Xoá bỏ lao động cưỡng bức của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Vì sao chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh mẽ bất chấp kinh tế đang suy thoái?