Trung Quốc nỗ lực giảm tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế

(BKTO)- Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bơm 200 tỷ nhân dân tệ (28,66 tỷ USD) vào thị trường qua lãi suất cho vay trung hạn (MLF) nhằm giúp các ngân hàng duy trì thanh khoản.



                
   

Ảnh minh họa - Nguồn: internet.

   
Ngày 17/2, Trung Quốc đã hạ MLF ở mức 10 điểm cơ bản xuống còn 3,15%.Mặc dù không có hợp đồng nào đáo hạn trong ngày 17/2, song Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - ngân hàng trung ương) đã bơm 200 tỷ nhân dân tệ (khoảng 28,66 tỷ USD) vào thị trường qua MLF.

Trung Quốc áp dụng MLF từ năm 2014 nhằm giúp các ngân hàng chính sách và thương mại duy trì thanh khoản bằng cách cho phép các ngân hàng này vay tiền từ PBoC và sử dụng cổ phiếu làm thế chấp.

Ngoài ra, PBoC còn bơm 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14,33 tỷ USD) vào hệ thống tài chính thông qua thỏa các thỏa thuận bán và mua lại cổ phiếu (repo) thời hạn 7 ngày, với mức lãi suất 2,4%.

Theo PBoC, động thái này nhằm duy trì mức thanh khoản phù hợp trong hệ thống ngân hàng.

Các động thái trên của Chính phủ Trung Quốc được cho là nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với các doanh nghiệp, theo đó mở đường cho việc giảm Lãi suất cho vay cơ bản (LPR), giúp giảm chi phí cho vay và nới lỏng tài chính đối với các công ty đang bị thiệt hại do dịch bệnh.

Các chỉ số chứng khoán Trung Quốc đã tăng điểm nhờ các biện pháp tích cực của chính phủ.

Chốt phiên giao dịch sáng 17/2, chỉ số CSI300 đã tăng 1,2% lên 4.036,38 điểm; chỉ số Tổng hợp Thượng Hải tăng 1,3% lên 2.955,07 điểm.

Tại đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), chỉ số Hang Seng đã tăng 0,5% lên 27.940,81 điểm, trong khi chỉ số doanh nghiệp Hong Kong Trung Quốc tăng 0,7% lên 10.935,35 điểm.

Tuần trước, Trung Quốc đã nới lỏng quy định tái cấp vốn cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, nhằm giúp các công ty chống dịch bệnh và nối lại hoạt động sản xuất.

Theo quy định mới, yêu cầu về lợi nhuận để các công ty tư nhân niêm yết trên sàn chứng khoán ChiNext tại Thâm Quyến (Shenzen) sẽ bị xóa bỏ.

Ngoài ra, các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán ChiNext đang thu hút vốn từ việc bán cổ phiếu sẽ không cần đáp ứng một số tiêu chuẩn về các chỉ số đòn bẩy tài chính.
Theo TTXVN
Cùng chuyên mục
  • 20 học viên tham gia Lớp Bồi dưỡng phương pháp sư phạm
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sáng 17/02, tại Hà Nội, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán đã tổ chức khai giảng Lớp Bồi dưỡng phương pháp sư phạm. 20 học viên đến từ 19 đơn vị trực thuộc KTNN tham dự Lớp Bồi dưỡng.
  • Sáp nhập các chi cục thuế - Hướng đi nào phù hợp cho các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương?
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Năm 2020, KTNN sẽ thực hiện các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương theo kế hoạch đã phê duyệt. Tuy nhiên, các cuộc kiểm toán này sẽ được triển khai như thế nào cho phù hợp với bối cảnh ngành thuế đã và đang sắp xếp, hợp nhất nhiều chi cục thuế?
  • Nhiều kịch bản cho nền kinh tế để  ứng phó với nCoV
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) vẫn đang rất phức tạp và được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến khó lường, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân cũng như tác động mạnh đến mọi mặt kinh tế - xã hội. Theo đó, Việt Nam đang xây dựng các kịch bản cho nền kinh tế để có thể chủ động ứng phó trong mọi tình huống.
  • 25 năm vững trụ cột an sinh
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam (16/02/1995-16/02/2020), ngày 15/02, tại Hà Nội, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả 25 năm thực hiện chính sách BHXH, BHYT; các giải pháp triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW và nhiệm vụ công tác năm 2020 (Hội nghị).
  • Đảm bảo phòng chống dịch không ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, thu hút du lịch
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo phòng chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời tránh để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu hút du lịch.
Trung Quốc nỗ lực giảm tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế