Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình năm 2022

(BKTO) - Chiều 13/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3, với 92,77% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.



                
   

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyếtvề Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Ảnh: Đ. KHOA

   

Theo đó, Quốc hội quyết nghị:

Về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022: Đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022);

Điều chỉnh thời gian trình đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) sang cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).

Đồng thời, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) theo quy trình tại một kỳ họp dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Bên cạnh đó, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) các dự án: Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự.

Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023: Tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), trình Quốc hội thông qua 06 luật, 01 nghị quyết, bao gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Bên cạnh đó, trình Quốc hội cho ý kiến về 06 dự án luật: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
                
   

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết. Ảnh: VPQH

   

Tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) sẽ trình Quốc hội thông qua 06 luật: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến về 02 dự án luật: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Nghị quyết yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật; bảo đảm thực hiện nghiêm Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; không đề nghị bổ sung dự án vào Chương trình ở thời điểm sát kỳ họp Quốc hội, trừ trường hợp thực sự cần thiết, cấp bách, triển khai ngay chủ trương, chính sách của Đảng, kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ sơ dự án, dự thảo không đúng thời hạn quy định, không bảo đảm chất lượng.

Nghị quyết giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, KTNN và các cơ quan, tổ chức có liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ lập pháp được giao trong Đề án Định hướng. Trường hợp sau khi rà soát, nghiên cứu thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, pháp lệnh, nghị quyết thì khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết bảo đảm chất lượng để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình, bảo đảm thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết ban hành, tính khả thi của Chương trình, cân đối hài hòa với khối lượng công việc của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng toàn bộ các nhiệm vụ lập pháp đã được đề ra trong Đề án Định hướng.

Nghị quyết cũng nhấn mạnh, cơ quan, tổ chức được giao chủ trì soạn thảo thực hiện nghiêm, thực chất việc tổng kết thi hành pháp luật; đánh giá tác động của chính sách; tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Việc soạn thảo phải đặt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Các quy định phải bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, có tính quy phạm cao, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, qua thảo luận, có ý kiến đại biểu đề nghị cần khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Quốc hội cho ý kiến, bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến đại biểu, cho rằng đây là dự án Luật quan trọng, cấp thiết cần khẩn trương xây dựng, ban hành nhằm kịp thời thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về đất đai, bảo đảm quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

“Do đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tập trung nghiên cứu, sớm hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến theo đúng tiến độ. Trường hợp dự án được chuẩn bị tốt, ý kiến đại biểu Quốc hội đồng thuận cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét đẩy nhanh hơn tiến độ thông qua Luật” – ông Hoàng Thanh Tùng nêu rõ./.

Đ. KHOA
Cùng chuyên mục
  • Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi): Nguyên tắc xử lý trùng lặp, chồng chéo phải thống nhất với Luật Kiểm toán nhà nước
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) – Chiều 13/6, thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần chỉnh lý quy định về xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm toán trong dự thảo Luật, đảm bảo thống nhất với quy định của Luật KTNN.
  • Quy định cụ thể, rõ ràng để thu hút nguồn lực xã hội hóa lĩnh vực khám, chữa bệnh
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) – Tại phiên thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong công tác xã hội hóa hoạt động khám, chữa bệnh và đề nghị, cần quy định cụ thể, rõ ràng ngay trong Luật về vấn đề xã hội hóa trong y tế, có hướng dẫn về tự chủ trong y tế... nhằm tạo cơ chế thu hút nguồn lực xã hội cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
  • Bắc Giang thực hiện nghiêm quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Đây là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về kết quả triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh, tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, những tháng đầu năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới và các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, chiều 12/6.
  • Ngày 13/6, có 617 ca nhiễm Covid-19 mới, tại 37 tỉnh, thành phố
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) – Theo Bản tin của Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 12/6 đến 16h ngày 13/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 617 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 616 ca ghi nhận trong nước (tăng 48 ca so với ngày trước đó) tại 37 tỉnh, thành phố (có 527 ca trong cộng đồng).
  • Ngày 12/6, số mắc Covid-19 mới giảm còn 568 ca, không có ca tử vong
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) – Theo Bản tin của Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 11/6 đến 16h ngày 12/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 568 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 568 ca ghi nhận trong nước (giảm 142 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh, thành phố (có 378 ca trong cộng đồng).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình năm 2022