Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán (sửa đổi): Chưa sáp nhập 2 sở giao dịch chứng khoán
Thứ Ba, 26/11/2019 16:35:00
(BKTO) - Chiều 26/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Chứng khoán (sửa đổi) với 445/450 đại biểu tán thành, chiếm 92,13%.
Luật Chứng khoán (sửa đổi) gồm 10 chương, 135 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.
Đã có phương án cổ phần hóa Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam sau năm 2023
Trong phiên báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết: Về mô hình và tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, có ý kiến thống nhất chỉ có một sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) làm đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro và trực tiếp tổ chức giao dịch chứng khoán, có ý kiến đề nghị cần phải quy định mang tính định hướng và tạo sự chủ động cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tổ chức điều hành hoạt động của thị trường, tổ chức của SGDCK Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, mô hình 01 SGDCK duy nhất, đảm nhận đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro và trực tiếp tổ chức giao dịch chứng khoán là phù hợp. Đây là bước thống nhất về bộ máy quản lý và điều hành, thống nhất về nền tảng công nghệ, thống nhất và chuẩn hóa tiêu chí niêm yết, chế độ báo cáo, công bố thông tin, tiêu chuẩn về thành viên và giao dịch... thay vì 2 hệ thống giao dịch và 2 hệ thống chỉ số chứng khoán thuộc 2 SGDCK như hiện nay.
Tuy nhiên, trước mắt chưa thể thực hiện ngay việc cơ cấu lại, sáp nhập 02 SGDCK thành một SGDCK duy nhất mà theo hướng phân định lại chức năng, nhiệm vụ của SGDCK Hà Nội và SGDCK TP. HCM để tổ chức, vận hành các thị trường chứng khoán (TTCK) riêng biệt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các SGDCK. Theo đó, toàn bộ giao dịch trái phiếu và chứng khoán phái sinh sẽ được thực hiện tại SGDCK Hà Nội, toàn bộ giao dịch cổ phiếu sẽ được thực hiện tại SGDCK TP. HCM, trên cơ sở đó sẽ tiến tới thống nhất 01 hệ thống chỉ số giao dịch.
Để bảo đảm bước đi phù hợp, không làm xáo trộn, ảnh hưởng đến TTCK, UBTVQH xin tiếp thu chỉnh lý toàn bộ các điều thuộc Chương IV của dự thảo Luật (trọng tâm Điều 43, Điều 44, Điều 46). Trên cơ sở nguyên tắc này, dưới SGDCK Việt Nam - Công ty mẹ sẽ tiếp tục duy trì 2 công ty con là 2 SGDCK sau khi đã được tổ chức, sắp xếp lại và có thể có công ty con khác. Khi điều kiện cho phép, Thủ tướng Chính phủ sẽ có thẩm quyền quyết định việc hình thành mô hình 01 SGDCK duy nhất như ý kiến đại biểu Quốc hội đã nêu mà không phải sửa đổi Luật.
Về ý kiến đề nghị SGDCK Việt Nam tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: Trong điều kiện thị trường đang phát triển và đang sắp xếp, củng cố tổ chức, bộ máy như hiện nay thì SGDCK Việt Nam tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước là cần thiết. Tuy nhiên, đã có định hướng xây dựng phương án cổ phần hóa SGDCK Việt Nam sau năm 2023, khi đã đủ điều kiện thì không nhất thiết Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn của SGDCK Việt Nam.
Bổ sung một số biện pháp mạnh để xử lý vi phạm
Cũng theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để tăng cường răn đe, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn TTCK, Điều 7 đã bổ sung các biện pháp mạnh như: Cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn; cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và TTCK.
Có ý kiến đề nghị cần phải quy định trách nhiệm xử lý đối với cơ quan kiểm toán độc lập cũng như trách nhiệm của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Việc xử lý vi phạm của tổ chức kiểm toán trong trường hợp để xảy ra tình trạng báo cáo của các công ty không chính xác hoặc có những thông tin sai lệch sẽ được quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định tại Khoản 7 Điều 132 của dự thảo Luật. Ngoài ra, trách nhiệm của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước đã được quy định tại Khoản 1 Điều 132 của dự thảo Luật…
MINH ANH
Đã có phương án cổ phần hóa Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam sau năm 2023
Trong phiên báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết: Về mô hình và tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, có ý kiến thống nhất chỉ có một sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) làm đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro và trực tiếp tổ chức giao dịch chứng khoán, có ý kiến đề nghị cần phải quy định mang tính định hướng và tạo sự chủ động cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tổ chức điều hành hoạt động của thị trường, tổ chức của SGDCK Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
![]() |
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Chứng khoán (sửa đổi) |
Tuy nhiên, trước mắt chưa thể thực hiện ngay việc cơ cấu lại, sáp nhập 02 SGDCK thành một SGDCK duy nhất mà theo hướng phân định lại chức năng, nhiệm vụ của SGDCK Hà Nội và SGDCK TP. HCM để tổ chức, vận hành các thị trường chứng khoán (TTCK) riêng biệt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các SGDCK. Theo đó, toàn bộ giao dịch trái phiếu và chứng khoán phái sinh sẽ được thực hiện tại SGDCK Hà Nội, toàn bộ giao dịch cổ phiếu sẽ được thực hiện tại SGDCK TP. HCM, trên cơ sở đó sẽ tiến tới thống nhất 01 hệ thống chỉ số giao dịch.
Để bảo đảm bước đi phù hợp, không làm xáo trộn, ảnh hưởng đến TTCK, UBTVQH xin tiếp thu chỉnh lý toàn bộ các điều thuộc Chương IV của dự thảo Luật (trọng tâm Điều 43, Điều 44, Điều 46). Trên cơ sở nguyên tắc này, dưới SGDCK Việt Nam - Công ty mẹ sẽ tiếp tục duy trì 2 công ty con là 2 SGDCK sau khi đã được tổ chức, sắp xếp lại và có thể có công ty con khác. Khi điều kiện cho phép, Thủ tướng Chính phủ sẽ có thẩm quyền quyết định việc hình thành mô hình 01 SGDCK duy nhất như ý kiến đại biểu Quốc hội đã nêu mà không phải sửa đổi Luật.
Về ý kiến đề nghị SGDCK Việt Nam tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: Trong điều kiện thị trường đang phát triển và đang sắp xếp, củng cố tổ chức, bộ máy như hiện nay thì SGDCK Việt Nam tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước là cần thiết. Tuy nhiên, đã có định hướng xây dựng phương án cổ phần hóa SGDCK Việt Nam sau năm 2023, khi đã đủ điều kiện thì không nhất thiết Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn của SGDCK Việt Nam.
Bổ sung một số biện pháp mạnh để xử lý vi phạm
Cũng theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để tăng cường răn đe, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn TTCK, Điều 7 đã bổ sung các biện pháp mạnh như: Cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn; cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và TTCK.
Có ý kiến đề nghị cần phải quy định trách nhiệm xử lý đối với cơ quan kiểm toán độc lập cũng như trách nhiệm của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Việc xử lý vi phạm của tổ chức kiểm toán trong trường hợp để xảy ra tình trạng báo cáo của các công ty không chính xác hoặc có những thông tin sai lệch sẽ được quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định tại Khoản 7 Điều 132 của dự thảo Luật. Ngoài ra, trách nhiệm của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước đã được quy định tại Khoản 1 Điều 132 của dự thảo Luật…
MINH ANH
Tin cùng chuyên mục
-
Lô vắc xin Covid-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam
-
Nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác quản lý, điều hành của Chính phủ nhiệm kỳ 2016- 2020
-
11 nhóm đối tượng được tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam
-
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 24/3
-
Khai mạc Phiên họp thứ 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
-
Một nhiệm kỳ rất thành công của Kiểm toán Nhà nước
-
Tổng Bí thư: Phát huy sức mạnh và ý chí vươn lên của dân tộc
-
Sớm đưa vaccine ngừa Covid-19 đến người dân trong quý I
-
Phát huy tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
-
Chống tham nhũng còn lâu dài, gian khổ, quyết liệt
Đọc nhiều nhất
-
Lãnh đạo toàn diện hoạt động kiểm toán với phương châm quyết liệt, khoa học, thận trọng, chặt chẽ
-
Hướng dẫn kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia của Kiểm toán Nhà nước
-
Lô vắc xin Covid-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam
-
Lãnh đạo thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030
-
Nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác quản lý, điều hành của Chính phủ nhiệm kỳ 2016- 2020
-
KTNN ban hành Quy định kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán
-
11 nhóm đối tượng được tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam
-
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 24/3
-
Nâng cao toàn diện hoạt động, phát huy vai trò công cụ kiểm tra, giám sát hữu hiệu của Đảng, Nhà nước
-
Phát huy giá trị cốt lõi "Độc lập - Liêm chính - Chuyên nghiệp - Uy tín - Chất lượng", tăng cường năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động kiểm toán nhà nước