Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ: Từ kết quả kiểm toán, nhiều vụ việc đã được chuyển qua cơ quan điều tra

(BKTO) - Các báo cáo của KTNN cho thấy, không ít dự án đầu tư công mắc sai phạm ở nhiều khâu trong quá trình thực hiện. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ thừa nhận thực trạng này, đồng thời cho biết, trên cơ sở kết quả kiểm toán, nhiều vụ việc đã được chuyển qua cơ quan điều tra...



Chất vấn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chiều 06/6, đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản (Hòa Bình) nêu câu hỏi: Theo báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước, thời gian qua, KTNN đã tiến hành kiểm toán 30 dự án BT (xây dựng - chuyển giao). Qua kiểm toán, KTNN đã phát hiện nhiều vi phạm và kiến nghị xử lý tài chính 4.500 tỷ đồng. Đáng chú ý, hầu hết các dự án BT đều áp dụng hình thức chỉ định thầu, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro trong quản lý tài chính và nguồn nhân lực, làm thất thu ngân sách và có thể dẫn đến cả tham nhũng, lợi ích nhóm. Chính phủ sẽ xử lý vấn đề này như thế nào và từ năm 2018 trở đi sẽ khắc phục ra sao?
Đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản (Hòa Bình) tại phiên chất vấn ngày 6/6- Ảnh: quochoi.vn

Trả lời câu hỏi này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, đại biểu đã nêu một thực trạng rất đúng. Các báo cáo kiểm toán của KTNN cho thấy, bên cạnh nhiều dự án đầu tư công được thực hiện tốt, còn không ít dự án có những yếu kém, thiếu sót và kể cả sai phạm từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến đưa công trình vào sử dụng. Khi lập dự án, chi phí đầu vào "khiêm tốn" và lập rất nhanh nhưng thi công lại kéo dài và thậm chí có những dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lớn.

Trước tình hình này, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang yêu cầu thực hiện nghiêm theo Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chi tiêu ngân sách, nhất là trong lĩnh vực đầu tư công.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ -Ảnh: ST
Tới đây, Chính phủ sẽ trình với Quốc hội và mong muốn Quốc hội cho bổ sung việc sửa Luật Đầu tư công vào kỳ họp cuối năm. Trong phạm vi của mình, Chính phủ sẽ sửa đổi các nghị định liên quan đến đầu tư công, bao gồm Nghị định 77/2015/NĐ-CP, Nghị định 161/2016/NĐ-CP và Nghị định 136/2015/NĐ-CP. Nghị định sửa đổi 3 Nghị định này đã được trình Thủ tướng Chính phủ và dự kiến sẽ được ban hành trong tháng 6.

         
“Trên cơ sở kết quả kiểm toán, không chỉ xử lý về tài chính, Thủ tướng và các cơ quan còn xử lý trách nhiệm rất nhiều, có nhiều vụ đã chuyển qua cơ quan điều tra”.
Đối với những vấn đề sai phạm, Phó Thủ tướng khẳng định, quan điểm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là xử lý nghiêm, không có ngoại lệ, không có vùng cấm. Trên cơ sở kết quả kiểm toán, không chỉ xử lý về tài chính, Thủ tướng và các cơ quan còn xử lý trách nhiệm rất nhiều, có nhiều vụ đã chuyển qua cơ quan điều tra.

N. HỒNG
Cùng chuyên mục
  • Kết quả khảo sát công khai ngân sách: Việt Nam tụt hạng, đại diện Bộ Tài chính chưa đồng tình
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) vừa công bố kết quả khảo sát chỉ số công khai NSNN cấp quốc gia (OBI) và chỉ số công khai NSNN địa phương (POBI) tại 115 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cuộc khảo sát này đánh giá về 3 trụ cột: mức độ minh bạch, sự tham gia của công chúng và sự giám sát của cơ quan lập pháp. Dù được IBP đánh giá là có chuyển biến nhưng mức độ công khai ngân sách của Việt Nam vẫn dưới mức trung bình toàn cầu, thậm chí một số chỉ số đã tụt hạng so với lần đánh giá trước đây. Đáng chú ý, đại diện Bộ Tài chính chưa hoàn toàn đồng tình với kết quả đánh giá này.
  • Cân nhắc hơn về chính sách đất, nhà và nguồn thu ngân sách nhà nước tại các đặc khu kinh tế
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trong Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (Luật Đặc khu), nhiều thể chế, chính sách ưu đãi đặc thù được xây dựng nhằm tăng độ hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào ba đặc khu này theo tinh thần không trái với Hiến pháp, có tính vượt trội, thông thoáng, tạo lợi thế để cạnh tranh quốc tế cũng như nhất quán, ổn định và lâu dài.
  • Thuế bất động sản - thách thức và cơ hội cho Việt Nam
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Vấn đề đánh thuế đất, nhà ở và các tài sản gắn liền là một câu chuyện rất phức tạp, bao gồm cả lý luận, thực tiễn, lịch sử và mối quan hệ trong toàn bộ hệ thống thuế. Nước ta có lộ trình quy định về sắc thuế này khá chậm, gắn với quá trình chuyển đổi kinh tế từ bao cấp sang thị trường, cũng là quá trình thay đổi tư duy quản lý.
  • Ưu tiên giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng lao động
    5 năm trước Đối nội
    Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, ngày 05/6, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thị trường lao động, giải quyết việc làm, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, tình trạng bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em…Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian tới, ưu tiên cho giáo dục nghề nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động.
  • Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giải trình trước Quốc hội về kết quả kiểm toán các dự án BOT
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Là Bộ trưởng đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại phiên chất vấn ngày 04/6 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã nhận được nhiều câu hỏi của các đại biểu Quốc hội xung quanh những phát hiện, kiến nghị của KTNN đối với các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ: Từ kết quả kiểm toán, nhiều vụ việc đã được chuyển qua cơ quan điều tra