Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,3 - 6,5% trong năm 2016

(BKTO) - Trong2 ngày, 3 và 4/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúcđã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9.




Ảnh: THANH HẢI

Phiên họp này, Chính phủ thảo luận 22 nội dung quan trọng về xây dựng thể chế, về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng, cả năm 2016 và kế hoạch năm 2017… Chủ đề chính của phiên họp được Thủ tướng nhấn mạnh: “Phấn đấu thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững, nỗ lực đạt mục tiêu cao nhất kế hoạch năm 2016 từ 6,3-6,5%”. Về xây dựng thể chế, tại phiên họp, Chính phủ đã nghe báo cáo và thảo luận về: Dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi); Tờ trình thẩm quyền phê duyệt vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 27/2007/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Bộ, ngành chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ đối với các Dự án luật, Nghị định, Nghị quyết, tờ trình… để tiếp tục bổ sung, sớm hoàn thiện, trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2016 tiếp tục có những chuyển biến tích cực; nền kinh tế đang trên đà phục hồi và phát triển; trong đó, ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo; khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước; sản xuất nông nghiệp tiếp tục phục hồi, đạt tăng trưởng… Tăng trưởng GDP quý III đạt 6,4%, cao hơn quý I (tăng 5,48%) và quý II (tăng 5,78%); tính chung 9 tháng, GDP ước tăng 5,93%. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được bảo đảm; tỷ giá ổn định; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng cao với tổng vốn đăng ký trong 9 tháng ước đạt 16,43 tỷ USD.

Khái quát những kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Quốc hội giao Chính phủ 13 chỉ tiêu, nay 11 chỉ tiêu đã được hoàn thành và hoàn thành vượt mức; chỉ còn 2 chỉ tiêu gần hoàn thành, trong đó có chỉ tiêu tăng trưởng GDP. Vì vậy, các Bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm cao, tiếp tục triển khai các giải pháp cụ thể, tạo mọi điều kiện, tháo gỡ mọi rào cản cho sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,3 - 6,5%. Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh việc đưa tín dụng vào phát triển sản xuất kinh doanh, giảm lãi suất cho vay, thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công; có các giải pháp hiệu quả để huy động vốn trong dân vào phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh; giám sát chặt chẽ hoạt động, đi liền với tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp quản lý thuế, chống thất thu, nợ đọng thuế; tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chủ động phòng ngừa và tấn công trấn áp các loại tội phạm.

PHÙNG NGUYÊN
Cùng chuyên mục
  • Tập trung kiểm toán, đánh giá toàn diện các vấn đề xã hội quan tâm
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều 03/10, tại phiên họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khóa XIV đã cho ý kiến về dự kiến Kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2017 của KTNN. Thảo luận tại phiên họp, đa số thành viên UBTVQH cơ bản nhất trí về nguyên tắc, định hướng, trọng tâm kiểm toán cũng như dự kiến KHKT của KTNN, đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề cần tập trung kiểm toán nhằm đưa ra những đánh giá toàn diện việc thực hiện các chính sách, việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công…
  • Kiểm toán độc lập Việt Nam: Đón đầu xu hướng phát triển mới
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Kiểm toán độc lập (KTĐL) đã và đang thay đổi để đáp ứng những yêu cầu mới của nhà đầu tư trên toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, KTĐL Việt Nam cần phải chuẩn bị những hành trang cần thiết để đón đầu xu thế phát triển mới. Vấn đề này được đặt ra tại Hội thảo “Tương lai của ngành Kiểm toán” do Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức ngày 27/9, tại Hà Nội.
  • Tiếp tục phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV: Chưa đạt mục tiêu từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 21/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã dành phần lớn thời gian nghe và thảo luận về: Báo cáo công tác năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN).
  • Quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản nhà nước
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 3. Việc sửa đổi Luật được kỳ vọng nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật hiện hành; đồng thời thể chế hóa Điều 53 của Hiến pháp về tài sản công; tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật; bảo đảm quản lý chặt chẽ tài sản công, góp phần khai thác và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn lực từ tài sản công phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
  • Làm rõ quyền và trách nhiệm phối hợp trong lập, xây dựng các báo cáo về NSNN
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của UBTVQH về Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách Trung ương (NSTƯ) và phê chuẩn quyết toán NSNN (thay thế Nghị quyết số 387/2003/NQ-UBTVQH11). Dự thảo Nghị quyết có nhiều điểm mới quan trọng, đặc biệt đã bổ sung quyền và trách nhiệm tham gia, phối hợp của KTNN trong quá trình lập, thẩm tra, trình Quốc hội báo cáo về dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTƯ và phê chuẩn quyết toán NSNN.
Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,3 - 6,5% trong năm 2016