Ngày mai 19/9, khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX

(BKTO) - Với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển”, Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024 dự kiến diễn ra từ ngày 18 đến 20/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Phiên khai mạc chính thức vào lúc 9 giờ ngày 19/9/2019.



Theo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024, sẽ có sự tham dự của 1.300 đại biểu, trong đó có 999 đại biểu chính thức. Trong số 999 đại biểu chính thức, có 332 đại biểu đương nhiên; 536 đại biểu cử (88 người do các tổ chức thành viên MTTQ cử; 448 người do các tỉnh, thành phố cử) và 131 đại biểu chỉ định.

Cơ cấu, thành phần đại biểu tham dự đại hội rất phong phú. Đại biểu nữ là 326 người, chiếm trên 32%. Đại biểu là người ngoài Đảng là 497 người (49,74%), đại biểu là dân tộc thiểu số là 281 người (28,13%); đại biểu các tôn giáo là 192 người (19,22%); đại biểu là người Việt Nam ở nước ngoài: 25 người (2,5%); đại biểu là các nhà DN: 84 người (8,45%); 235 người đại biểu là cán bộ Mặt trận chuyên trách, tương đương 23,5%. 74% đại biểu có trình độ Đại học trở lên, trong đó có 18 Giáo sư, 36 Phó Giáo sư, 84 Tiến sĩ, 136 thạc sĩ…

Về nhân sự, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Phùng Khánh Tài thông tin, dự kiến số lượng Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX là 385 vị (bằng khóa VIII). Dự kiến Đoàn Chủ tịch có 62 vị (bằng Khóa VIII).

Theo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Đại hội sẽ đề ra 5 chương trình hành động Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024, gồm: Chương trình 1,tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân; củng cố, tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;Chương trình 2, vận động Nhân dân thi đua lao động sáng tạo, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước;Chương trình 3,thực hiện dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh;Chương trình 4,tăng cường đoàn kết quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại Nhân dân;Chương trình 5,tăng cường củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Trước đó, tính đến ngày 24/4/2019, cả nước đã hoàn thành Đại hội MTTQ cấp cơ sở nhiệm kì 2019-2024. Cụ thể, Đại hội MTTQ cấp xã đã hiệp thương cử ra trên 380.000 Ủy viên Ủy ban, trong đó cơ cấu nữ trên 108.000 người; người ngoài đảng trên 115.000; người dân tộc thiểu số trên 85.000; người có tôn giáo trên 23.400 người.
                
   

Ra mắt Ban Chấp hành Ủy ban MTTQ TP. Hồ Chí Minh
   nhiệm kỳ 2019 - 2024. Ảnh: Hoàng Triều

   
Đối với chức danh Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã: có 4.514/11.158 Chủ tịch là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy (chiếm 40,45%); 5.851/11.158 Chủ tịch là Đảng ủy viên (52,43%); 793/11.158 Chủ tịch trong diện quy hoạch Ban Chấp hành và Thường vụ Đảng ủy (5,32%). Có 9.973/11.158 Chủ tịch Ủy ban MTTQ cấp xã là người hoạt động chuyên trách (89,38%).

Tính đến ngày 28/6/2019, có 712/712 đơn vị cấp huyện hoàn thành xong Đại hội. Theo đó, có 608/712 Chủ tịch Ủy ban MTTQ cấp huyện là Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy (85,39%), 100/172 Chủ tịch là Ủy viên Ban Chấp hành (14,04%); Trong đó có 413/712 Trưởng Ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Mặt trận (58%).

Tính đến ngày 31/7/2019, 63/63 tỉnh, thành phố hoàn thành xong Đại hội. Trong đó, 63/63 tỉnh, thành phố đều có đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư tham gia Ủy ban Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh theo đúng Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 04/01/2018 của Ban Bí thư (có 3 tỉnh, thành phố có đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tham gia Ủy ban MTTQ là: Hậu Giang, Kiên Giang, Phú Yên; có 5 tỉnh, thành phố cơ cấu đồng chí Phó Bí thư tỉnh ủy là Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh: Vĩnh Long, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh).

Có 47/63 đồng chí Chủ tịch Mặt trận là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; 16/63 đồng chí Chủ tịch Mặt trận là Ủy viên Ban Chấp hành; 21/63 đồng chí Trưởng Ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Mặt trận (Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Điện Biên, Đồng Tháp, Hải Phòng, Hòa Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Tây Ninh, Trà Vinh).

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm, Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2019-2024 trên địa bàn cả nước đã thành công tốt đẹp. Đây là một bước chuẩn bị tích cực để tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024.

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Quy định cụ thể tốc độ tối đa của phương tiện xe cơ giới từ ngày 15/10/2019
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO)- Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức ban hành Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Đáng chú ý, sẽ có quy định cụ thể hơn liên quan đến tốc độ tối đa của các phương tiện đường bộ...
  • Thị trường nước sạch Việt Nam thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư từ các “đại gia”
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Theo đánh giá, thị trường nước sạch Việt Nam có giá trị rất lớn, tuy nhiên, việc khai thác mới chỉ ở mức sơ khai. Bởi vậy, tiềm năng từ thị trường này được dự báo sẽ tiếp tục thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư trong thời gian tới.
  • Nâng cao hiệu quả đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Từ thực tế triển khai các dự án hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng, để tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án BOT cần tăng cường tính minh bạch trong quản lý, xây dựng thể chế, chính sách.
  • Đã đến lúc Việt Nam phải ưu tiên lựa chọn những dự án FDI phù hợp
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sau hơn 30 năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), đến nay, vốn FDI vào Việt Nam đã đạt gần 350 tỷ USD, bình quân tăng trên 20%/năm, đồng thời là khu vực tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế. Tuy nhiên, việc thu hút, quản lý các hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế và phát sinh những vấn đề mới. Đã đến lúc Việt Nam phải điều chỉnh và rà soát lại dòng vốn này để phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước.
  • Giảm nghèo chưa thực sự bền vững
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Kết quả giám sát Chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018” cho thấy, chính sách còn chậm sửa đổi, manh mún, dàn trải, chồng chéo; việc phân bổ, quản lý và sử dụng kinh phí còn sai sót, bất cập… khiến công tác giảm nghèo trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) chưa thực sự bền vững, chất lượng giảm nghèo chưa cao.
Ngày mai 19/9, khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX