Lựa chọn phương án đầu tư cao tốc Chi Lăng – Hữu Nghị

(BKTO) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp thu ý kiến của các Bộ để tính toán cụ thể các phương án đầu tư đoạn tuyến cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị.



                
   

Ảnh minh họa

   

Đồng thời, UBND tỉnh Lạng Sơn làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về khả năng hỗ trợ vốn ngân sách trung ương cho Dự án; chủ động quyết định lựa chọn phương án đầu tư tối ưu phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn, bảo đảm yêu cầu kinh tế - kỹ thuật, hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí và đúng quy định của pháp luật.

* Trước đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ 2 phương án đầu tư Dự án thành phần cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Theo đó, đối với phương án 1, Dự án sẽ đầu tư xây dựng quy mô 4 làn hoàn chỉnh, nền đường rộng 22m, chiều dài 43 km, tổng mức đầu tư 8.790 tỷ đồng (nhà đầu tư 1.750 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 1.000 tỷ đồng, ngân sách trung ương hỗ trợ 2.160 tỷ đồng, vốn vay thương mại 3.400 tỷ đồng).

Đối với phương án 2, thực hiện GPMB quy mô 22 m, trong đó, đầu tư đoạn Km1+800-Km17+420 (nút giao QL.4B), quy mô 2 làn xe, nền đường rộng 13,5 m; đoạn Km17+420-Km44+750, quy mô 4 làn hạn chế, nền đường rộng 17,5m, tổng mức đầu tư 5.947 tỷ đồng (nhà đầu tư 1.600 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 1.000 tỷ đồng, ngân sách trung ương 1.347 tỷ đồng, vốn vay thương mại 2000 tỷ đồng).

Để có cơ sở lựa chọn phương án tối ưu, Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị nghiên cứu bổ sung phương án phân kỳ: GPMB và đầu tư nền, công trình theo quy mô 4 làn hoàn chỉnh rộng 22 m, phân kỳ đầu tư mặt đường theo quy mô 17,5 m và 13,5 m như đề xuất của tỉnh Lạng Sơn (tương tự như tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai đoạn Yên Bái – Lào Cai). Phương án này sẽ thuận lợi và tiết kiệm trong việc đầu tư mở rộng giai đoạn theo quy mô hoàn chỉnh, nhất là tại các vị trí đào sâu, đắp cao.

Theo chủ trương đầu tư ban đầu của Bộ Giao thông vận tải, Dự án xây dựng đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được xây dựng quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư 8.743 tỷ đồng, sử dụng nguồn vay vốn thương mại từ ADB do VEC đầu tư. Song trước nguy cơ có thể gia tăng nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung đoạn tuyến này vào Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và giao cho UBND tỉnh Lạng Sơn là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, việc triển khai Dự án gặp nhiều khó khăn khi các nhà tài trợ vốn từ chối cho vay với quy mô đầu tư ban đầu do lo ngại không thể hoàn được vốn.
ĐÔNG SƠN
Cùng chuyên mục
  • TP. HCM: Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu đạt 40 nghìn tỷ đồng
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Theo Cục Hải quan TP. HCM, tổng thu NSNN do đơn vị thực hiện 5 tháng đầu năm ước được 40 nghìn tỷ đồng, đạt 34,9% dự toán pháp lệnh, 33,2% chỉ tiêu phấn đấu và giảm 18,5% so với cùng kỳ năm 2019 (thu được 49.085,5 tỷ đồng).
  • Đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, điều kiện kinh doanh
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019.
  • Tổng thu ngân sách 5 tháng ước đạt 577 nghìn tỷ đồng
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Theo Bộ Tài chính, mặc dù sang tháng 5, tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, các hoạt động sản xuất - kinh doanh dần khôi phục nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, kết hợp chính sách gia hạn một số khoản thuế, tiền thuê đất, nên số thu NSNN tháng 5 đạt thấp.
  • Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm đưa nền kinh tế vượt lên
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Không lùi bước trước khó khăn, mọi cấp, mọi ngành phải có giải pháp cụ thể để đưa nền kinh tế vượt lên, đạt được mục tiêu cao nhất năm 2020. Tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu kép thành công. Khôi phục hoạt động kinh tế-xã hội quyết liệt hơn.
  • Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 của các bộ, ngành, địa phương đến hết ngày 31/5 mới chỉ đạt 122.241 tỷ đồng, đạt gần 26% kế hoạch. Tiến độ giải ngân nêu trên tương đương so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên số vốn cần giải ngân năm 2020 lại cao gấp 2,2 lần so với năm 2019. Điều này cho thấy, tiến độ giải ngân của năm nay đang rất chậm.
Lựa chọn phương án đầu tư cao tốc Chi Lăng – Hữu Nghị