Không phân biệt điều kiện đăng ký thường trú tại các tỉnh, thành phố
Thứ Tư, 30/06/2021 09:05:00
(BKTO) - Đây là quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7 và được thể hiện rõ trong Luật Cư trú năm 2020 với nhiều điểm mới đáng chú ý liên quan đến quyền cư trú của công dân.
Để đảm bảo thống nhất trong nhận thức, từ đó phục vụ cho công tác quản lý liên quan đến vấn đề cư trú của công dân trong lực lượng công an, ngày 29/5, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Cư trú năm 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành bằng hình thức trực tuyến tới Công an các địa phương.
Ngày 13/11/2020, Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Cư trú năm 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021, gồm 07 chương, 38 điều. Đây là đạo luật rất quan trọng, có tính đổi mới trong công tác quản lý cư trú nói riêng và quản lý dân cư nói chung; thể hiện được định hướng rõ rệt trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội. Khi thực hiện quản lý cư trú bằng phương thức mới hiện đại hơn sẽ góp phần giảm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký cư trú và giấy tờ của công dân… Đồng thời Luật cũng góp phần bảo đảm tốt hơn quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cư trú.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe phổ biến những nội dung cơ bản của Luật Cư trú năm 2020. Luật có nhiều điểm mới so với trước đây như quy định rõ hơn việc xác định nơi cư trú của công dân chính là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Một điểm mới khác là, Luật Cư trú năm 2020 đã bỏ quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, theo đó, việc đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là như nhau, không có sự phân biệt và được áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc…
Trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu cũng được nghe phổ biến về các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, biện pháp thi hành Luật Cư trú; giới thiệu khái quát việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc đề nghị, cán bộ, chiến sỹ, nhất là những người trực tiếp làm công tác đăng ký, quản lý cư trú nắm vững các quy định mới của Luật Cư trú, các văn bản quy định chi tiết thi hành và triển khai thi hành kịp thời, nghiêm túc, thống nhất, có hiệu quả quy định của Luật cũng như các văn bản liên quan nhằm rút gọn thủ tục hành chính, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của nhân dân.
NGUYỄN LỘC
Ngày 13/11/2020, Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Cư trú năm 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021, gồm 07 chương, 38 điều. Đây là đạo luật rất quan trọng, có tính đổi mới trong công tác quản lý cư trú nói riêng và quản lý dân cư nói chung; thể hiện được định hướng rõ rệt trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội. Khi thực hiện quản lý cư trú bằng phương thức mới hiện đại hơn sẽ góp phần giảm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký cư trú và giấy tờ của công dân… Đồng thời Luật cũng góp phần bảo đảm tốt hơn quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cư trú.
![]() |
Nhiều quy định mới về quyền cư trú của công dân có hiệu lực từ ngày 01/7/2021. Ảnh: Internet |
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe phổ biến những nội dung cơ bản của Luật Cư trú năm 2020. Luật có nhiều điểm mới so với trước đây như quy định rõ hơn việc xác định nơi cư trú của công dân chính là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Một điểm mới khác là, Luật Cư trú năm 2020 đã bỏ quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, theo đó, việc đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là như nhau, không có sự phân biệt và được áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc…
Trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu cũng được nghe phổ biến về các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, biện pháp thi hành Luật Cư trú; giới thiệu khái quát việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc đề nghị, cán bộ, chiến sỹ, nhất là những người trực tiếp làm công tác đăng ký, quản lý cư trú nắm vững các quy định mới của Luật Cư trú, các văn bản quy định chi tiết thi hành và triển khai thi hành kịp thời, nghiêm túc, thống nhất, có hiệu quả quy định của Luật cũng như các văn bản liên quan nhằm rút gọn thủ tục hành chính, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của nhân dân.
NGUYỄN LỘC
Tin cùng chuyên mục
-
Rà soát kỹ từng khâu trong giải ngân vốn đầu tư công để xác định khó khăn, vướng mắc
-
Phục hồi và phát triển du lịch xứng tầm ngành kinh tế mũi nhọn
-
Ngày 10/8, có 2.010 ca mắc Covid-19 mới; 78 F0 phải thở oxy
-
Cần quy định rõ các trường hợp phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong luật
-
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền
-
Các yêu cầu khi trình các dự án luật, đề nghị xây dựng luật
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Trả lời thẳng thắn, đúng trọng tâm, đưa ra giải pháp hiệu quả, khả thi
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ dữ liệu cá nhân
-
Đăng ký dự thi trực tuyến tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng
-
Sớm xây dựng hệ thống đánh giá việc triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Đọc nhiều nhất
-
Xem xét sửa đổi quy định về thẩm quyền chỉ định thầu
-
Hoàn thiện chính sách, thể chế hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật
-
Hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do Covid-19
-
Xây dựng hệ thống thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng
-
Rà soát kỹ từng khâu trong giải ngân vốn đầu tư công để xác định khó khăn, vướng mắc
-
Cần đảm bảo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình quốc tế góp phần thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước
-
Thách thức giảm nghèo
-
Thúc đẩy tín dụng nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngành Giáo dục nỗ lực vượt khó, đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo