Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

(BKTO) - Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đồng chí Trung ương nghiên cứu kỹ, thảo luận, cho ý kiến đối với những vấn đề lớn, những nội dung quan trọng có ý nghĩa chiến lược, có tính đột phá, khả thi cao và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.



Sáng 7/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đã diễn ra phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc điều hành phiên khai mạc.


Hình ảnh tại Hội nghị. (Ảnh: Phạm Cường)

Hội nghị đã thông qua chương trình làm việc. Theo đó, từ ngày 7-13/10, Trung ương tập trung thảo luận, cho ý kiến một bước về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng: Dự thảo Báo cáo chính trị và dự thảo Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược kinh tế - xã hội 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030; Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện công tác xây dựng Đảng, thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ khóa XII. Tại Hội nghị này, Trung ương cũng sẽ cho ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019 – 2020 và một số vấn đề quan trọng khác.



Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị(Ảnh: Phạm Cường)

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đồng chí Trung ương nghiên cứu kỹ, thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Báo cáo; tập trung vào các vấn đề lớn thuộc về nội dung nêu trong Tờ trình. Đặc biệt, chú ý những vấn đề lớn, những nội dung quan trọng về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những chủ trương, chính sách, biện pháp đổi mới quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, có tính đột phá, khả thi cao và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Đối với mỗi vấn đề, cần đi sâu phân tích, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và các Nghị quyết Trung ương; chỉ rõ những chủ trương, chính sách nào của Đảng đã được quán triệt, cụ thể hoá, thể chế hoá và tổ chức thực hiện tốt, đạt kết quả thiết thực; những chủ trương, chính sách nào còn chậm hoặc chưa vào được cuộc sống, chưa phát huy được tác dụng; nguyên nhân vì sao? Vì chủ trương, chính sách chưa sát hợp với thực tế hay do những hạn chế, yếu kém trong tổ chức thực hiện? Về nguyên nhân, cần chú ý chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, nhất là nguyên nhân thuộc về nhận thức, tư duy; về năng lực cụ thể hoá, thể chế hoá và tổ chức thực hiện. Từ đó, khẳng định cần kế thừa, bổ sung, phát triển các mục tiêu, quan điểm, chủ trương, chính sách và phương hướng, nhiệm vụ nào để tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ, phù hợp với thực tế trong nước và quốc tế nhằm tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ta nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng yêu cầu chú ý đến những vấn đề mới, còn có ý kiến khác nhau để Bộ Chính trị nghiên cứu, tiếp thu, tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện Báo cáo, làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ quá trình chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.


Hội nghị diễn ra từ ngày 7 đến 13/10. (Ảnh: Phạm Cường)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, năm 2020 là năm cuối của nhiệm kỳ khoá XII và là năm sẽ diễn ra đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc khoá XIII của Đảng. Vì vậy, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ của năm 2019 - 2020 cũng như cả nhiệm kỳ và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và đất nước, tập trung trí tuệ nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến để tiếp tục hoàn thiện các dự thảo báo cáo và xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng khác trong chương trình của kỳ họp.

Theo chương trình, Hội nghị diễn ra từ ngày 07/10 đến ngày 13/10/2019.

TheoHiền Hòa – Phạm Cường
dangcongsan.vn

Cùng chuyên mục
  • Việt Nam thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của thế giới
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,8% mặc dù thấp hơn mức tăng trưởng 7,08% của năm 2018 nhưng hoàn thành mục tiêu ở mức cao theo Nghị quyết của Quốc hội (Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng 6,6-6,8%) đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của khu vực và trên thế giới.
  • Xác định các biện pháp đột phá về KT-XH năm 2020
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương xác định sát hợp mục tiêu tổng quát, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu, cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2020 và các chính sách, biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao, nhất là các chính sách, biện pháp đột phá để thích ứng với những diễn biến và tác động mới của tình hình thế giới, khu vực đối với KT-XH nước ta trong năm 2020.
  • Vì đường biên giới Việt Nam-Campuchia hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Báo điện tử Kiểm toán trân trọng giới thiệu bài viết “Vì đường biên giới Việt Nam-Campuchia hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển” của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
  • Trung ương thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu KT-XH
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương căn cứ vào thực tế đất nước từ đầu nhiệm kỳ đến nay và kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế-xã hội, tập trung thảo luận, đánh giá một cách khách quan, khoa học tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và 10 năm 2011-2020 được đề ra tại hai kỳ Đại hội của Đảng.
  • Ngân hàng và những thách thức trong áp dụng Basel II
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Theo quy định của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN (Thông tư 41), kể từ ngày 01/01/2020, tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ phải chính thức áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Chuẩn Basel II (tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính). Lộ trình này đòi hỏi sự nỗ lực của các ngân hàng, với không ít khó khăn, thách thức đặt ra.
Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII