Hà Nội đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ 7-7,5% trong năm 2022

(BKTO) - Vượt qua những khó khăn, thách thức trong thời gian qua, bức tranh kinh tế của Thủ đô đã có nhiều điểm sáng. Đây là nền tảng quan trọng để thành phố Hà Nội phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt từ 7 - 7,5%, xứng đáng với vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.



                
   

Quang cảnhHội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Đảng bộ
   thành phố Hà Nội khóa XVII Ảnh: hanoi.gov.vn

   

Theo Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phốvề tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch phát triển năm 2022 tại Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, năm 2021, Hà Nội đã hoàn thành 16/23 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Cùng với đó, Hà Nội cũng đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, tổ chức, doanh nhân, DN thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và hiện nay đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh.

Thành phố đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm cân đối NSNN; hoàn thành vượt 2,7% so với dự toán thu ngân sách trung ương giao; bảo đảm chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và các nhiệm vụ chi phòng, chống dịch Covid-19, chi hỗ trợ người lao động và đối tượng sử dụng lao động, chi bảo đảm an sinh xã hội. Ngành nông nghiệp duy trì tăng trưởng khá, tiếp tục khẳng định vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế; ngành công nghiệp nhanh chóng vượt qua khó khăn, tăng trưởng được phục hồi.

Trong bối cảnh dịch Covid-19, Thành phố vẫn bảo đảm được an ninh chính trị, trật tự xã hội; duy trì được trật tự giao thông, trật tự và cảnh quan đô thị; cung ứng các dịch vụ đô thị và nhu cầu thiết yếu cho người dân... Các chính sách an sinh xã hội cũng được bảo đảm, huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng trong công tác chăm lo cho gia đình chính sách và hỗ trợ kịp thời người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Tuy nhiên, Ban Cán sự đảng UBND Thành phố cũng thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế như: trong lĩnh vực kinh tế, có 4 chỉ tiêu chủ yếu không đạt kế hoạch, GRDP chỉ tăng 2,35-3% (kế hoạch là 7,5%), GRDP/người đạt 129 triệu đồng (kế hoạch là 135 triệu đồng/người/năm), vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giảm 0,52% (kế hoạch tăng 12%); kim ngạch xuất khẩu giảm 1,2% (kế hoạch tăng 5%).

Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao bị hoãn hoặc dừng tổ chức. Tỷ lệ lao động qua đào tạo không đạt kế hoạch. Thành phố cũng chưa hoàn thành phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống. Tình trạng dự án chậm giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ, nhà đầu tư chậm hoàn thành các thủ tục về quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng để triển khai dự án, đưa đất vào sử dụng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, kế hoạch năm 2022, Thành phố sẽ ưu tiên dành nguồn lực nhiều hơn cho các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục. Đặc biệt, lĩnh vực văn hóa sẽ tập trung tu bổ các di tích lịch sử. Thành phố cũng ưu tiên giao cho các quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư các dự án; tiếp tục triển khai đẩy nhanh các dự án trọng điểm, trong đó có dự án đường sắt đô thị, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Chủ tịch UBND Thành phố cho biết,chỉ tiêu tăng trưởng từ 7-7,5% trong năm 2022là chỉ tiêu cao, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao của cả Thành phố. Chỉ tiêu này đã được tính toán trên cơ sở khoa học, nhất là khi Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn cả nước. Năm 2022, Thành phố sẽ tập trung thực hiện các giải pháp để tạo bước đột phá về chuyển đổi số, kinh tế số; cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu, tập trung phòng, chống dịch bệnh, đầu tư cho y tế cơ sở. Về an sinh xã hội, Thành phố sẽ tập trung hỗ trợ người lao động, sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, phát triển thông tin truyền thông, thương mại điện tử, tái cơ cấu nông nghiệp…

Kết luận tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, người dân và DN trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2021. Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng tin tưởng với truyền thống đoàn kết, thống nhất, trách nhiệm, bản lĩnh, chủ động, sáng tạo, thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021, tạo nền tảng quan trọng để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022./.
THÙY LÊ
Cùng chuyên mục
  • Hà Nội sẽ tập trung đầu tư vào 6 ngành, lĩnh vực văn hóa mũi nhọn
    2 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Hiện nay, có 12 ngành công nghiệp văn hóa, nhưng từ kinh nghiệm của thế giới và tình hình thực tế, Thủ đô Hà Nội lựa chọn lựa 6 ngành trọng tâm, trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh tại Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
  • Bộ trưởng Bộ Y tế: Việc gia hạn vắc xin theo thông lệ quốc tế
    2 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều tối 01/12, Bộ Y tế thông tin đến báo chí về việc gia hạn sử dụng của vắc xin phòng Covid-19 Pfizer. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, việc gia hạn vắc xin Pfizer thực hiện theo thông lệ của quốc tế. Mọi vắc xin về Việt Nam đều được kiểm định theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và đảm bảo chất lượng khi sử dụng cho người dân.
  • Tọa đàm trực tuyến “Lợi ích của hóa đơn điện tử”
    2 năm trước Đối nội
    (BKTO) – Đó là chủ đề Tọa đàm do Thời báo Tài chính Việt Nam tổ chức chiều 01/12.
  • Ngày 28/11, Việt Nam ghi nhận 12.936 ca nhiễm Covid-19 mới
    2 năm trước Đối nội
    (BKTO) – Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 27/11 đến 16h ngày 28/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 12.936 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 12.928 ca ghi nhận trong nước (giảm 120 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 7.100 ca trong cộng đồng).
  • VCCI: Cần minh bạch về chuyển đổi hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi
    2 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (Dự thảo). Góp ý cho Dự thảo này, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, quy định tại Dự thảo về chuyển đổi hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi còn thiếu minh bạch.
Hà Nội đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ 7-7,5% trong năm 2022