Đức sẽ đóng góp tăng thêm 42% cho ngân sách của EU

(BKTO) - Ngày 15/6, chính phủ Đức cho biết, nước này sẽ đóng góp tăng thêm 42% cho ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) theo đề nghị của Ủy ban châu Âu (EC).



                
   

Đức sẽ đóng góp thêm 42% cho ngân sách của EU

   

Theo Bộ Tài chính Đức, EC yêu cầu nước này đóng góp thêm 13 tỷ EUR mỗi năm vào ngân sách tài chính của EU trong giai đoạn từ 2021-2027.

Hiện, Đức đang đóng góp trung bình 31 tỷ EUR mỗi năm vào ngân sách EU. Theo đề nghị tăng thêm 13 tỷ EUR của EC, trong tương lai, nước này sẽ phải đóng góp 44 tỷ EUR (tăng khoảng 42%) mỗi năm cho ngân sách của khối.

Theo Die Welt, tổ chức có trụ sở tại Brussels cho rằng, các quốc gia thành viên cần đóng góp thêm khoảng 1,075% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Theo khoản đóng góp này, khoản ngân sách trong vòng 7 năm tới của EU ước đạt khoảng 1.100 tỷ EUR.

Dự kiến, vào ngày 19/6 tới đây, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và lãnh đạo các nước thành viên EU lần đầu tiên sẽ có cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến đàm phán về ngân sách của khối trong tương lai kể từ cuộc khủng hoảng do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Bên cạnh đó, lãnh đạo các nước EU sẽ tiếp tục bàn về quỹ phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ EUR đã được EU lên kế hoạch trước đó nhằm hỗ trợ các nước thành viên vượt qua cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng do dịch đại dịch COVID-19 gây ra.

Trước đó, quỹ phục hồi kinh tế này do Chủ tịch EC, bà Ursula von der Leyen đề xuất vào ngày 27/5 vừa qua. Dịch COVID-19 đã đẩy EU rơi vào suy thoái nghiêm trọng nhất từ trước tới nay, do đó đề xuất của bà Ursula von der Leyen sẽ hỗ trợ các nước bị tác động mạnh nhất. Nếu được thông qua, đây sẽ là gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử EU.

Thủ tướng Angela Merkel hoan nghênh đề xuất quỹ phục hồi kinh tế hậu COVID-19 này của EC và cho rằng EC cần phải hành động nhiều hơn nữa nhằm giúp các nước vượt qua tác động tiêu cực do cuộc khủng hoảng mang tên COVID-19 này.

Bà Angela Merkel cũng cho hay, Liên minh EU cần phải tăng cường trách nhiệm toàn cầu trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID -19, trong bối cảnh quan hệ giữa EU và Mỹ đang ngày càng “khó khăn”. Kể từ ngày 1/7 tới, Đức sẽ chính thức tiếp quản vị trí Chủ tịch luân phiên của EU từ Croatia và theo tuyên bố của Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong khoảng thời gian 6 tháng nắm giữ cương vị này, Berlin sẽ ưu tiên tập trung vào cuộc chiến chống COVID-19 cũng như đối phó với những tác động của đại dịch này với kinh tế-xã hội của châu Âu.

Trong bài phát biểu trực tuyến nêu các chính sách ưu tiên trên cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU, Thủ tướng Merkel cho biết, những tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội do đại dịch COVID-19 gây ra đã làm đảo lộn thế giới. Thủ tướng Angela Merkel nêu rõ, thời gian Đức đảm nhận nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU chắc chắn sẽ bị chi phối bởi đại dịch COVID-19 và những hậu quả mà dịch bệnh gây ra và điều này sẽ khiến cho đời sống của người dân châu Âu tiếp tục điêu đứng trừ khi thế giới tìm ra vắc xin ngăn ngừa.

“Đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng, tôi mong muốn EU sẽ thể hiện sự đoàn kết ở cấp độ toàn cầu và thực thi trách nhiệm nhiều hơn nữa”, bà Merkel nhấn mạnh.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng cho biết, EU không thể đơn độc trong cuộc chiến, Thủ tướng Đức cho rằng Mỹ vẫn là “đối tác quan trọng nhất của EU” và nhấn mạnh mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương là một “trụ cột chính" trong lợi ích an ninh và chính sách đối ngoại của EU, qua đó cần phải duy trì và củng cố hơn nữa mối quan hệ này.

Bên cạnh đó, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng EU, Đức cũng sẽ nỗ lực giải quyết và làm rõ quan hệ của EU với Anh giai đoạn hậu Brexit, vấn đề biến đổi khí hậu, người tị nạn, số hóa... cũng như vai trò của EU trên thế giới.
Theo dangcongsan.vn
Cùng chuyên mục
  • Cục Thuế Hà Nội: Thu ngân sách 6 tháng ước đạt hơn 46% dự toán
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - 6 tháng đầu năm Cục Thuế Hà Nội ước thu ngân sách được hơn 105 nghìn tỷ đồng và gia hạn tiền thuế hơn 14 nghìn tỷ đồng.
  • Thực hiện EVFTA, tổng thể thu từ hoạt động xuất nhập khẩu không giảm
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã chính thức được Quốc hội phê chuẩn mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam khi nhiều dòng thuế xuất nhập khẩu về 0%. Theo phân tích của Bộ Tài chính, với các giải pháp tái cơ cấu nguồn thu, việc áp dụng Hiệp định này cơ bản không tác động tổng thể đến thu từ xuất nhập khẩu.
  • Đã hạn chế tối đa việc đối chiếu thuế tại doanh nghiệp trong hoạt động kiểm toán năm 2020
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Phản hồi ý kiến của đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình (tỉnh Trà Vinh) tại phiên thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về giảm Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp năm 2020 đối với DN, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác, diễn ra sáng nay (16/6), đại biểu Quốc hội, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh nêu rõ: Năm 2020, KTNN hạn chế tối đa việc đối chiếu thuế tại các DN và chỉ kiểm toán tổng hợp tại Cục thuế hoặc Chi Cục thuế.
  • Phát triển TP Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Xây dựng thành phố Vinh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, là trung tâm vùng Bắc Trung bộ về các lĩnh vực tài chính, thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc xứ Nghệ, xã hội phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
  • Chính sách phải nhất quán, quyết định phải nhanh chóng, kịp thời
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Đây là quan điểm của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình KT-XH và quyết toán ngân sách nhà nước, chiều 15/6.
Đức sẽ đóng góp tăng thêm 42% cho ngân sách của EU