Đưa Việt Nam vào nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử

(BKTO) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).



                
   

Ảnh minh họa

   

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản.

Đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP

Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động với 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế xã hội; phấn đấu Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mục tiêu đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI), thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII)...

Đến năm 2030,phổ cập dịch vụ mạng di động 5G

Quyết định đề ra mục tiêu đến năm 2030, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp 100% trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước)...

Ngoài ra, Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, mục tiêu đến năm 2030, phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%. Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Quyết định nêu rõ, nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số là chuyển đổi nhận thức; kiến tạo thể chế; phát triển hạ tầng số; phát triển nền tảng số; tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng; hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.

Về nhiệm vụ, giải pháp phát triển Chính phủ số là phát triển Hạ tầng chính phủ số phục vụ cơ quan nhà nước trên cơ sở kết hợp thế mạnh của Mạng Truyền số liệu chuyên dùng, mạng Internet, trung tâm dữ liệu của cơ quan nhà nước để phục vụ kết nối liên thông, xuyên suốt 4 cấp hành chính...

Đẩy mạnh triển khai các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển Chính phủ điện tử; xây dựng Cổng dữ liệu quốc gia; áp dụng công nghệ mới nhất về truyền thông xã hội (Social), cung cấp thông tin, dịch vụ hành chính công một các đơn giản, thuận tiện trên di động (Mobile); phát triển, hoàn thiện hệ thống Cổng Dịch vụ công quốc gia kết nối với Cổng dịch vụ công…

PHÙNG NGUYÊN
Cùng chuyên mục
  • Phó Thủ tướng Thường trực chủ trì cuộc họp về các dự án yếu kém
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 5/6, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì phiên họp chuyên đề của Ban Chỉ đạo xử lý 12 dự án yếu kém thuộc ngành công thương.
  • Chuẩn hóa chế độ báo cáo, chuyển từ giấy sang điện tử
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Nhiều bộ, cơ quan đã tích cực rà soát, chuẩn hóa một bước các chế độ báo cáo, triển khai báo cáo điện tử góp phần chuyển đổi phương thức điều hành từ truyền thống, dựa trên báo cáo giấy sang điều hành hiện đại, dựa trên dữ liệu số. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới.
  • Việt Nam nỗ lực phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN 2020
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Với việc chuyển đổi trọng tâm ưu tiên cũng như đưa ra nhiều sáng kiến quan trọng, Việt Nam đã và đang thể hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
  • Huy động trái phiếu Chính phủ tăng 5 lần
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tháng 5, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức 16 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động được 18.392 tỷ đồng, tăng 510% so với tháng trước.
  • Khắc phục bất cập trong chi  ngân sách nhà nước
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Báo cáo quyết toán NSNN năm 2018 vừa được trình Quốc hội cho thấy, mặc dù Chính phủ đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp trong tổ chức điều hành dự toán chi ngân sách song vẫn còn không ít hạn chế, bất cập, trong đó có những bất cập đã diễn ra nhiều năm nhưng chậm được khắc phục. Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân và có giải pháp khắc phục những bất cập này.
Đưa Việt Nam vào nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử