Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA

(BKTO) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1489/QĐ- TTg ngày 06/11/2018 phê duyệt Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018- 2020, tầm nhìn 2021- 2025



                
   

Chỉ tập trung sử dụng vốn ODA vào một số lĩnh vực chủ chốt, các công trình trọng điểm thực sự quan trọng, có tác dụng lan tỏa rộng- Ảnh minh họa

   
Theo đó, đối với giai đoạn 2018- 2020,Thủ tướng yêu cầutập trung xử lý các vướng mắc, thúc đẩy giải ngân và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đã được ký kết; tiếp tục lựa chọn và chuẩn bị các dự án đầu tư công tốt (dựa trên hiệu quả kinh tế- xã hội, tài chính), sẽ giải ngân sau 2020 để đảm bảo sự liên tục, không bị sụt giảm đột ngột vốn đầu tư phát triển giai đoạn sau 2020. Tuy nhiên cần phải sàng lọc, lựa chọn các dự án tốt, hiệu quả để phát triển kinh tế- xã hội bền vững, đồng thời đảm bảo không vượt trần bội chi ngân sách và các chỉ tiêu an toàn nợ công do Quốc hội phê duyệt.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tập trung sử dụng vốn vay vào một số lĩnh vực chủ chốt, các công trình trọng điểm thực sự quan trọng, có tác dụng lan tỏa rộng, có tính chất kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển vùng, miền và cần thẩm định, đánh giá dự án một cách chặt chẽ, khách quan, minh bạch để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài.

Chỉ sử dụng vốn vay nước ngoài cho các lĩnh vực/dự án mà vốn đầu tư công trong nước chưa đáp ứng được, khu vực tư nhân không có động lực để đầu tư do không có lợi nhuận hoặc một số lĩnh vực đặc thù cần Nhà nước đầu tư để kiểm soát và quản lý giá nhằm tạo thuận lợi phát triển các ngành kinh tế khác như cảng sông, cảng biển… Khuyến khích tư nhân tham gia cùng nhà nước đầu tư giải quyết các điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng.

Nghiên cứu áp dụng cơ chế để DN vay nguồn vốn của WB, ADB và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ khác không cần bảo lãnh của Chính phủ để triển khai các chương trình, dự án lĩnh vực năng lượng tái tạo, ứng phó biến đổi khí hậu.

Vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

Ưu tiên sử dụng ODA để xóa đói giảm nghèo

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh nguyên tắc sử dụng viện trợ không hoàn lại là ưu tiên sử dụng để xóa đói giảm nghèo; các lĩnh vực xã hội; xây dựng chính sách phát triển thể chế và nguồn nhân lực; chuyển giao kiến thức và công nghệ; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; chuẩn bị các dự án kết cấu hạ tầng có kỹ thuật, công nghệ phức tạp, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc đồng tài trợ cho các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của các khoản vay.

Đồng thời, vốn vay ODA cũng sẽ được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng giao thông thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, có quy mô lớn, mang tính lan tỏa cao, có tính chất liên vùng, phù hợp quy hoạch, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền.

Vốn vay ưu đãi, ưu tiên sử dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, có khả năng tạo ra nguồn thu để trả nợ; các dự án vay về để cho vay lại.

Đối với một số chương trình, dự án quan trọng cần ưu tiên và không có khả năng tạo nguồn thu để trả nợ hoặc thuộc diện cấp phát khác, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sử dụng vốn vay ưu đãi đối với từng trường hợp cụ thể.

Đối với giai đoạn 2021- 2025, Quyết định của Thủ tướng khẳng định sẽ sử dụng vốn vay nước ngoài tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được tối đa hiệu quả kinh tế theo quy mô. Cần có quá trình thẩm định, đánh giá chặt chẽ, khách quan, minh bạch thông qua xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, lựa chọn dự án theo chuẩn mực quốc tế, phù hợp với thực tế Việt Nam.

Đồng thời, ưu tiên sử dụng cho các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội, trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, nhất là các dự án có khả năng tạo nguồn thu ngoại tệ trong trung và dài hạn để tăng cường năng lực trả nợ của quốc gia, ví dụ: các dự án giải quyết nút thắt cơ bản về hạ tầng (giao thông, đô thị thông minh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo…), phát triển nông nghiệp thông minh (thủy lợi, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, điện khí hóa nông nghiệp…), kích thích các ngành hoặc hoạt động xuất khẩu, các dự án đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ.

Ưu tiên các dự án có tính chất hàng hóa công cộng, thuộc nhiệm vụ chi của NSNN, có hiệu ứng lan tỏa như thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ, kỹ năng.

PHÙNG NGUYÊN
Cùng chuyên mục
  • Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2019
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV, sáng nay (8/11), với 92,16% số đại biểu Quốc hội tán thành (447/450 đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2019.
  • Sửa đổi Luật Quản lý thuế: Cần chỉnh sửa, bỏ quy định không phù hợp về trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội đề nghị, chỉnh sửa quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KTNN trong quản lý thuế, để bảo đảm tính thống nhất các quy định của Luật KTNN, Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan đối với việc kiểm toán hoạt động của cơ quan quản lý thuế.
  • Đảm bảo cân đối nguồn lực thực hiện Kế hoạch Đầu tư công trung hạn
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sau 3 năm thực hiện Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2016-2020, bên cạnh những kết quả tích cực, tình trạng phân bổ, giải ngân vốn chậm sẽ tạo sức ép lớn trong việc cân đối nguồn vốn cho 2 năm còn lại. Để đạt được mục tiêu cho cả giai đoạn, Chính phủ cần đánh giá kỹ khả năng cân đối vốn; tình hình phân bổ vốn; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đã phân bổ, điều chỉnh vốn cho các dự án có khả năng giải ngân để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
  • Phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư bày tỏ tin tưởng, với truyền thống vẻ vang 70 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị...
  • Đảm bảo thực thi quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật GDĐH lần này tập trung mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của chính sách tự chủ đại học trong Luật hiện hành. Đây cũng là nội dung được các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận tại phiên họp sáng 6/11.
Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA