Đề xuất Quốc hội giám sát việc quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước

(BKTO) - Sáng 07/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe và thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.



Trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc lựa chọn nội dung giám sát phải dựa trên tiêu chí là vấn đề bức xúc nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật; không trùng với các chuyên đề giám sát đã được Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiến hành giám sát trong thời gian 18 tháng tính đến thời điểm đề xuất; bảo đảm cân đối, phù hợp giữa các lĩnh vực và phạm vi giám sát phù hợp với điều kiện thực hiện của các cơ quan của Quốc hội.


Toàn cảnh phiên họp sáng 07/6 -Ảnh: quochoi.vn

Căn cứ kết quả hoạt động giám sát những năm vừa qua và tình hình thực tế, trong năm 2019, UBTVQH đề nghị Quốc hội giám sát 2 chuyên đề tại 2 kỳ họp trong năm. Trên cơ sở dự kiến số lượng, tiêu chí lựa chọn và nghiên cứu ý kiến của các cơ quan, UBTVQH đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định 2 trong 4 nội dung cụ thể.

Thứ nhất là việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2011-2018 (dự kiến giao Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội chủ trì về nội dung). Thứ hai là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị giai đoạn 2014-2018 (dự kiến giao Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì về nội dung). Thứ ba là việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2011-2018 (dự kiến giao Hội đồng Dân tộc của Quốc hội chủ trì về nội dung). Thứ tư là việc thực hiện chính sách, pháp luật về lập, quản lý, sử dụng các loại quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN giai đoạn 2011-2018 (dự kiến giao Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội chủ trì về nội dung).

Thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát, các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với đề xuất của UBTVQH. Theo đó, dự kiến Chương trình giám sát năm 2019 của Quốc hội là phù hợp, bám sát quy định của Luật Hoạt động giám sát, gắn với những vấn đề bức xúc nổi lên được đại biểu và cử tri quan tâm.
Đồng thời, các đại biểu đã góp ý, bổ sung làm rõ thêm về nội dung, phạm vi những chuyên đề do UBTVQH dự kiến. Ngoài ra, nhiều ý kiến còn đề xuất thêm một số nội dung giám sát như: vấn đề bạo hành trẻ em; chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi…

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị Quốc hội tăng cường hơn nữa công tác giám sát việc thi hành pháp luật, công tác hướng dẫn và triển khai Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; đồng thời, tăng cường hơn nữa khâu hậu giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện các kết luận, kiến nghị giám sát ở Quốc hội, UBTVQH và các cơ quan của Quốc hội. Có ý kiến đề nghị Quốc hội nghiên cứu, ban hành nghị quyết về việc giao chỉ tiêu giám sát cho các đại biểu Quốc hội để nâng cao vai trò và vị trí của đại biểu Quốc hội, đồng thời để thực hiện trách nhiệm của đại biểu Quốc hội được quy định tại Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, trên cơ sở thảo luận và kết quả phiếu xin ý kiến, UBTVQH sẽ chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2019. Theo đó, sẽ có 2 chuyên đề để Quốc hội giám sát tối cao và 2 chuyên đề giao cho UBTVQH tổ chức giám sát và báo cáo Quốc hội.

Sau khi quyết định chuyên đề giám sát tối cao, Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

         
Theo dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận báo cáo công tác năm 2019 của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; của Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và KTNN.


Đ. KHOA

Cùng chuyên mục
  • Ưu tiên củng cố kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tài chính - ngân hàng
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều 06/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo, giải trình trước Quốc hội, làm rõ thêm một số vấn đề mà nhiều đại biểu, cử tri cả nước quan tâm và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về các vấn đề thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ.
  • Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ: Từ kết quả kiểm toán, nhiều vụ việc đã được chuyển qua cơ quan điều tra
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Các báo cáo của KTNN cho thấy, không ít dự án đầu tư công mắc sai phạm ở nhiều khâu trong quá trình thực hiện. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ thừa nhận thực trạng này, đồng thời cho biết, trên cơ sở kết quả kiểm toán, nhiều vụ việc đã được chuyển qua cơ quan điều tra...
  • Kết quả khảo sát công khai ngân sách: Việt Nam tụt hạng, đại diện Bộ Tài chính chưa đồng tình
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) vừa công bố kết quả khảo sát chỉ số công khai NSNN cấp quốc gia (OBI) và chỉ số công khai NSNN địa phương (POBI) tại 115 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cuộc khảo sát này đánh giá về 3 trụ cột: mức độ minh bạch, sự tham gia của công chúng và sự giám sát của cơ quan lập pháp. Dù được IBP đánh giá là có chuyển biến nhưng mức độ công khai ngân sách của Việt Nam vẫn dưới mức trung bình toàn cầu, thậm chí một số chỉ số đã tụt hạng so với lần đánh giá trước đây. Đáng chú ý, đại diện Bộ Tài chính chưa hoàn toàn đồng tình với kết quả đánh giá này.
  • Cân nhắc hơn về chính sách đất, nhà và nguồn thu ngân sách nhà nước tại các đặc khu kinh tế
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trong Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (Luật Đặc khu), nhiều thể chế, chính sách ưu đãi đặc thù được xây dựng nhằm tăng độ hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào ba đặc khu này theo tinh thần không trái với Hiến pháp, có tính vượt trội, thông thoáng, tạo lợi thế để cạnh tranh quốc tế cũng như nhất quán, ổn định và lâu dài.
  • Thuế bất động sản - thách thức và cơ hội cho Việt Nam
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Vấn đề đánh thuế đất, nhà ở và các tài sản gắn liền là một câu chuyện rất phức tạp, bao gồm cả lý luận, thực tiễn, lịch sử và mối quan hệ trong toàn bộ hệ thống thuế. Nước ta có lộ trình quy định về sắc thuế này khá chậm, gắn với quá trình chuyển đổi kinh tế từ bao cấp sang thị trường, cũng là quá trình thay đổi tư duy quản lý.
Đề xuất Quốc hội giám sát việc quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước