Đại biểu Quốc hội chất vấn tại sao Kiểm toán Nhà nước không được kiểm toán các dự án BOT giao thông.
Thứ Tư, 05/06/2019 14:00:00
(BKTO)- Tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, 9 giờ sáng 5/6 Quốc hội chuyển sang chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể.
-
Bốn Bộ trưởng sẽ đăng đàn chất vấn tại Kỳ họp thứ 7
-
Giám sát và minh bạch trong thu phí tại các dự án BOT giao thông
-
Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn
-
Nhiều kiến nghị sau khi kiểm toán các dự án BOT, BT: Kỳ II - Một số ý kiến góp ý về Dự thảo Luật Đầu tư PPP
-
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải và Tổng Thanh tra Chính phủ
-
Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi): Cần làm rõ cơ sở tăng mức vốn điều lệ của công ty đại chúng
-
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tham nhũng vặt, tác dụng không vặt
Nhóm vấn đề chất vấn người đứng đầu ngành Giao thông vận tải là xử lý vướng mắc về kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm, đội vốn lớn, chậm tiến độ, chất lượng kém. Quản lý hoạt động vận tải, chất lượng phương tiện, quản lý xe hợp đồng điện tử; công tác đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới. Thực hiện, quản lý, giám sát thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí hoàn vốn dự án đầu tư trên Quốc lộ, đường bộ cao tốc; công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể liên quan đến các dự án BOT giao thông, đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương (Ninh Bình) nêu: Sau khi kiểm toán 61 dự án, KTNN đã kiến nghị giảm 222 năm thu phí của 61 dự án này. Tuy nhiên, trước đó hai bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải đã đưa ra nhiều lập luận cho rằng, Kiểm toán Nhà nước không được kiểm toán các dự án BOT giao thông, với lý do đây là các dự án của nhà đầu tư tư nhân.
Đại biểu chất vấn, tại sao hai Bộ không muốn kiểm toán các dự án BOT giao thông? Nếu KTNN không kiên quyết thì dân có phải trả tiền oan cho 222 năm của 61 dự án này không? Có lợi ích nhóm ở đây hay không?".
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ Giao thông Vận tải rất trân trọng sự giúp đỡ của KTNN. Ngay sau khi BOT được triển khai ngay từ khi các dự án BOT được triển khai, Bộ đã chủ động mời KTNN vào cuộc để kiểm toán
"Không phải như thông tin nói rằng Bộ Giao thông Vận tải không cho kiểm toán vào, thậm chí chúng tôi còn mời cả công an. Do vậy, số lượng các dự án BOT được kiểm toán gần như 100%" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
Sau đó, dùng quyền tranh luận, đại biểu Bùi Văn Phương khẳng định Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời không thật chính xác. Đại biểu nêu rõ, Bộ Giao thông Vận tải chỉ mời KTNN kiểm toán 3 dự án là: Hầm Đèo Cả, Trung Lương- Mỹ Thuận và dự án Bắc Giang- Lạng Sơn. Còn trước đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đồng ý với đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là không được kiểm toán các dự án BOT giao thông.
Đáp lại ý kiến đại biểu Phương, Bộ trưởng Thể nhấn mạnh, trong quá trình làm các dự án BOT, Bộ đã chỉ đạo các nhà đầu tư phải chủ động mời KTNN vào ngay từ đầu. “Đó là sự chỉ đạo của Bộ chứ không phải là ý thức của các nhà đầu tư mời KTNN vào kiểm toán. Sau này hậu kiểm những dự án lớn, có dư luận thì phối hợp để làm rõ hơn nữa”- Bộ trưởng nói.
Đ. KHOA
Đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể liên quan đến các dự án BOT giao thông, đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương (Ninh Bình) nêu: Sau khi kiểm toán 61 dự án, KTNN đã kiến nghị giảm 222 năm thu phí của 61 dự án này. Tuy nhiên, trước đó hai bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải đã đưa ra nhiều lập luận cho rằng, Kiểm toán Nhà nước không được kiểm toán các dự án BOT giao thông, với lý do đây là các dự án của nhà đầu tư tư nhân.
Đại biểu chất vấn, tại sao hai Bộ không muốn kiểm toán các dự án BOT giao thông? Nếu KTNN không kiên quyết thì dân có phải trả tiền oan cho 222 năm của 61 dự án này không? Có lợi ích nhóm ở đây hay không?".
![]() |
Đại biểu Bùi Văn Phương chất vấn tại phiên họp- Ảnh: quochoi.vn |
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ Giao thông Vận tải rất trân trọng sự giúp đỡ của KTNN. Ngay sau khi BOT được triển khai ngay từ khi các dự án BOT được triển khai, Bộ đã chủ động mời KTNN vào cuộc để kiểm toán
"Không phải như thông tin nói rằng Bộ Giao thông Vận tải không cho kiểm toán vào, thậm chí chúng tôi còn mời cả công an. Do vậy, số lượng các dự án BOT được kiểm toán gần như 100%" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
Sau đó, dùng quyền tranh luận, đại biểu Bùi Văn Phương khẳng định Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời không thật chính xác. Đại biểu nêu rõ, Bộ Giao thông Vận tải chỉ mời KTNN kiểm toán 3 dự án là: Hầm Đèo Cả, Trung Lương- Mỹ Thuận và dự án Bắc Giang- Lạng Sơn. Còn trước đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đồng ý với đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là không được kiểm toán các dự án BOT giao thông.
Đáp lại ý kiến đại biểu Phương, Bộ trưởng Thể nhấn mạnh, trong quá trình làm các dự án BOT, Bộ đã chỉ đạo các nhà đầu tư phải chủ động mời KTNN vào ngay từ đầu. “Đó là sự chỉ đạo của Bộ chứ không phải là ý thức của các nhà đầu tư mời KTNN vào kiểm toán. Sau này hậu kiểm những dự án lớn, có dư luận thì phối hợp để làm rõ hơn nữa”- Bộ trưởng nói.
Đ. KHOA
Tin cùng chuyên mục
-
Lô vắc xin Covid-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam
-
Nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác quản lý, điều hành của Chính phủ nhiệm kỳ 2016- 2020
-
11 nhóm đối tượng được tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam
-
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 24/3
-
Khai mạc Phiên họp thứ 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
-
Một nhiệm kỳ rất thành công của Kiểm toán Nhà nước
-
Tổng Bí thư: Phát huy sức mạnh và ý chí vươn lên của dân tộc
-
Sớm đưa vaccine ngừa Covid-19 đến người dân trong quý I
-
Phát huy tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
-
Chống tham nhũng còn lâu dài, gian khổ, quyết liệt
Đọc nhiều nhất
-
Lãnh đạo toàn diện hoạt động kiểm toán với phương châm quyết liệt, khoa học, thận trọng, chặt chẽ
-
Hướng dẫn kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia của Kiểm toán Nhà nước
-
Lô vắc xin Covid-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam
-
Lãnh đạo thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030
-
Nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác quản lý, điều hành của Chính phủ nhiệm kỳ 2016- 2020
-
KTNN ban hành Quy định kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán
-
11 nhóm đối tượng được tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam
-
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 24/3
-
Nâng cao toàn diện hoạt động, phát huy vai trò công cụ kiểm tra, giám sát hữu hiệu của Đảng, Nhà nước
-
Phát huy giá trị cốt lõi "Độc lập - Liêm chính - Chuyên nghiệp - Uy tín - Chất lượng", tăng cường năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động kiểm toán nhà nước