Công tác luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái công chức KTNN đảm bảo công khai, minh bạch, chặt chẽ

(BKTO) - Tháng 7/2016, Ban cán sự Đảng KTNNban hành Nghị quyết 36-NQ/BCS về luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vịtrí công tác và biệt phái đối với đảng viên, công chức, viên chức KTNN. TS. HồĐức Phớc - Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Ban cán sự, Tổng Kiểm toán nhà nước - đãcó những chia sẻ với báo giới xung quanh nội dung này.




Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc
* Thưa ông, được biết việc luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức KTNN đã được thực hiện từ nhiệm kỳ trước (2010-2015) với việc ban hành Nghị quyết 34-NQ/BCS. Vậy trong nhiệm kỳ này, với việc ban hành Nghị quyết 36-NQ/BCS (Nghị quyết 36) về luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái đối với đảng viên, công chức, viên chức KTNN có điểm gì khác?

- Trước hết xin khẳng định rằng công tác luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, đảng viên, đặc biệt là luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý là chủ trương rất lớn của Đảng ta trong nhiều năm qua. Trong nhiệm kỳ 2010-2015, thực hiện các chủ trương của Đảng, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Luật Cán bộ, công chức và các văn bản Nghị định của Chính phủ; Ban cán sự Đảng KTNN thống nhất ban hành Nghị quyết 34 về “Luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức KTNN”.

Qua thực tế triển khai, sau 5 năm, công tác này đã đạt được những kết quả bước đầu: Ban cán sự Đảng đã quan tâm luân chuyển, điều động những công chức trẻ, có triển vọng đến địa bàn khó khăn về công tác cán bộ; bổ sung được số lượng, cơ cấu công chức hợp lý cho những đơn vị mới thành lập, đơn vị khó khăn trong tuyển dụng, đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị và của ngành. Phần lớn công chức được luân chuyển, điều động đặc biệt là công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý đã phát huy được vai trò, trách nhiệm, sở trường công tác, tiếp cận nhanh với nhiệm vụ mới, tiến bộ trong nhận thức, phương pháp chỉ đạo, điều hành sâu sát và toàn diện hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần ổn định nội bộ, tạo sự chuyển biến trong hoạt động của các đơn vị. Bên cạnh đó, công tác luân chuyển, điều động đã góp phần khắc phục sự trì trệ, tư tưởng cục bộ, khép kín trong từng đơn vị; nâng cao một bước về mặt nhận thức của các cấp uỷ đảng, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc cũng như đội ngũ công chức. Kết quả trong nhiệm kỳ, KTNN đã điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với hơn 348 cán bộ; số cán bộ được điều động, luân chuyển cơ bản phát huy được năng lực, qua đó hiệu quả công tác của nhiều đơn vị được củng cố, nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, công tác luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái đối với công chức KTNN thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định, như: Chưa quyết liệt trong công tác tham mưu, chỉ đạo quán triệt nâng cao nhận thức đến từng công chức; một bộ phận công chức tư tưởng còn nặng nề, dao động, chưa thông suốt để đi nhận nhiệm vụ tại đơn vị mới hoặc nhận thức còn đơn giản, chưa tự giác, chưa nêu cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ và xây dựng đơn vị, còn ngại khó, ngại khổ; một số trường hợp còn có biểu hiện lựa chọn vị trí công tác, địa bàn công tác thuận lợi kể cả trước và sau khi được luân chuyển, điều động. Việc xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái đối với công chức chưa chủ động, chưa thường xuyên; chưa có phương pháp phù hợp trong việc đánh giá công chức gắn với việc sắp xếp, bố trí sau luân chuyển, điều động; công tác luân chuyển, điều động chưa xem xét đầy đủ đến điều kiện gia đình của công chức; việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo đối với một số công chức trước khi đưa đi luân chuyển, điều động khi chưa cần thiết phần nào đã tạo nên tâm lý bằng lòng, thỏa mãn và giảm ý chí quyết tâm phấn đấu, tự hoàn thiện bản thân của công chức được luân chuyển, điều động; một số công chức luân chuyển, điều động không thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, còn để lại dư luận không tốt tại đơn vị cũng như trên địa bàn được phân công kiểm toán; còn nhiều trường hợp còn hiểu nhầm giữa luân chuyển và điều động; chưa có trường hợp biệt phái thực hiện nghiệp vụ do Ngành yêu cầu.

Phát huy những kết quả đạt được cũng như khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên, để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của ngành KTNN trong giai đoạn tới, ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2016-2021, Ban cán sự Đảng KTNN thống nhất ban hành Nghị quyết 36 về “Luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái đối với đảng viên, công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước”.

Việc ban hành Nghị quyết 36 lần này tập trung làm rõ nét hơn về mục đích, yêu cầu mà công tác luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái công chức KTNN phải đạt được trong từng lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra, Nghị quyết cũng quy định mở rộng hơn về đối tượng, cụ thể hơn về phương châm, nguyên tắc và từng đối tượng cụ thể nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch, chặt chẽ, thận trọng, kiên quyết, đúng quy trình; đồng thời chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch và xem xét đầy đủ đến điều kiện gia đình của công chức, qua đó tạo được sự ổn định trong tư tưởng cũng như chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của đảng viên, công chức, viên chức trong toàn Ngành.

* Ông có thể cho biết rõ hơn về những nội dung mới được đề cập trong Nghị quyết 36?

- Như trên tôi đã nói, công tác luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái công chức KTNN phải đảm bảo công khai, minh bạch, chặt chẽ, thận trọng, kiên quyết, đúng quy trình; đồng thời phải quan tâm tới hoàn cảnh cũng như tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên. Vì vậy, ngay từ đầu Ban cán sự Đảng đã thống nhất quan điểm: Thực hiện tốt chủ trương của đảng và nhà nước về công tác cán bộ, tạo sự chủ động trong công tác quản lý, sử dụng công chức, bảo đảm sự kế thừa, phát triển và chuyển tiếp giữa các thế hệ công chức, khắc phục tình trạng hẫng hụt đội ngũ cán bộ kế cận nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo sự ổn định và phát triển của ngành KTNN.

Nghị quyết 36 đã quy định cụ thể về từng nhóm đối tượng, với các trường hợp luân chuyển, đó là: Luân chuyển để đào tạo, rèn luyện, thử thách thực hiện đối với công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch, phải dựa trên cơ sở đánh giá và quy hoạch, yêu cầu, điều kiện và tiêu chuẩn của chức danh quy hoạch; luân chuyển để bố trí, sắp xếp hợp lý đối với công chức trong quy hoạch có năng lực, phẩm chất tốt, hiện đang giữ chức danh lãnh đạo, quản lý mà theo quy định của pháp luật không được đảm nhiệm chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp trở lên; không luân chuyển những công chức năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển.

Với các trường hợp điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, biệt phái, Nghị quyết quy định rõ: Điều động công chức giữ chức vụ lãnh đạo tại một đơn vị từ 5 (năm) năm trở lên hoặc công chức giữ chức vụ ở vị trí hiện tại hạn chế năng lực, tín nhiệm thấp cần phải điều động, sắp xếp lại hoặc bố trí công chức có uy tín, năng lực tốt bổ sung lãnh đạo cho các đơn vị; điều động công chức đúng chuyên môn để tăng cường cho các đơn vị mới thành lập, đơn vị có nhu cầu cần thiết; điều động để điều chỉnh cơ cấu công chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn ở các đơn vị trong toàn ngành; thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý trong nội bộ đơn vị hoặc giữa các đơn vị với nhau; thực hiện biệt phái đối với công chức đang công tác tại các đơn vị trực thuộc của KTNN có khả năng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị có nhu cầu.

* Nhiều ý kiến cho rằng, cái khó nhất trong công tác điều động, luân chuyển cán bộ là việc lựa chọn đúng cán bộ luân chuyển cũng như đảm bảo sự công khai, minh bạch trong quy trình luân chuyên, điều động. Vậy với tư cách là “tư lệnh ngành”, ông có cam kết gì về vấn đề này?

- Việc ban hành Nghị quyết 36 nhận được sự đồng thuận cao trong Ban cán sự Đảng, lãnh đạo KTNN cũng như bước đầu tạo được dư luận tốt về các nội dung của Nghị quyết. Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu là các nội dung trong Nghị quyết đã được quy định cụ thể, rõ nét hơn và đó cũng như lời cam kết của tập thể Ban cán sự Đảng, lãnh đạo KTNN đối với những cá nhân thực hiện nhiệm vụ này. Cụ thể, ngay trong Nghị quyết, Ban cán sự Đảng KTNN cam kết chỉ đạo thực hiện tốt quy định về luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái công chức của KTNN; xây dựng kế hoạch, phương án luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái đối với đảng viên, công chức, viên chức và tổ chức thực hiện, theo hướng:

Luân chuyển để đào tạo đối với những công chức lãnh đạo trẻ, có triển vọng phát triển và công chức lãnh đạo trong quy hoạch giữa các đơn vị trực thuộc;

Điều động đối với công chức trong toàn ngành để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức;
Chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức có thời hạn công tác từ 2 năm (đủ 24 tháng) đến 5 năm (đủ 60 tháng); công chức, viên chức có thời gian công tác còn lại dưới 24 tháng trước khi đủ tuổi nghỉ hưu không thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác;

Biệt phái một số công chức từ các đơn vị tham mưu, KTNN chuyên ngành tăng cường cho các đơn vị sự nghiệp và các KTNN khu vực có khó khăn về năng lực đội ngũ cán bộ. Thời hạn biệt phái không quá 3 (ba) năm. Trường hợp biệt phái công chức, viên chức đến các đơn vị khác trực thuộc KTNN để tham gia cuộc kiểm toán thì thời hạn không quá 1 (một) năm.

* Để việc triển khai Nghị quyết 36 đạt hiệu quả và không gây xáo trộn về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, Ban cán sự Đảng KTNN có những giải pháp cụ thể gì thưa ông?

- Để triển khai thành công, Ban cán sự Đảng KTNN đã xác định một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trước hết, phải tiếp tục quán triệt sâu sắc đến tận đảng viên, công chức, viên chức về chủ trương luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái đối với công chức nhằm thống nhất về nhận thức, tư tưởng và hành động trong các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cấp và toàn thể đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức KTNN; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn cán bộ luân chuyển; kết hợp việc quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý để đào tạo, bồi dưỡng phục vụ cho lâu dài với việc xây dựng đội ngũ công chức chuyên môn và chuyên gia giỏi. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện các quy định của KTNN về công tác cán bộ làm cơ sở cho công tác luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức; thực hiện nhất quán các chính sách và chế độ đối với công chức luân chuyển, điều động, biệt phái và chuyển đổi vị trí công tác và kế hoạch sắp xếp, bố trí sau luân chuyển, điều động, tạo môi trường thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ giúp công chức được luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái yên tâm công tác, phát huy được năng lực, sở trường của mình trên vị trí công tác mới được phân công; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy; rà soát sửa đổi quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị trực thuộc; bố trí sắp xếp đội ngũ công chức, viên chức phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. Tập trung đổi mới việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo định hướng phân cấp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, gắn với thực tiễn trong hoạt động chuyên môn; tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật, kỷ cương trong công tác luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức. Đặc biệt, việc tổ chức thực hiện luôn công khai, công bằng, minh bạch, kỷ cương và nhất quán.

Ngoài ra, cần có chế tài xử lý nghiêm những công chức không chấp hành quyết định luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác, biệt phái; những biểu hiện cục bộ, cản trở, gây khó khăn trong công tác luân chuyển, điều động chuyển đổi vị trí công tác, biệt phái đối với công chức; những hành vi phân biệt đối xử và quản lý, sử dụng công chức được luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác, biệt phái không đúng quy định; lợi dụng công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái công chức để gây mất đoàn kết nội bộ, thể hiện ý chí cá nhân hoặc làm trái các quy định của đảng, nhà nước và của KTNN; đồng thời kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng những tập thể và cá nhân có nhiều cố gắng và có thành tích trong công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái đối với công chức.

-Xin trân trọng cảm ơn Tổng kiểm toán Nhà nước

PHƯƠNG VÂN (thực hiện)
Cùng chuyên mục
  • Khắc phục bất cập trong thực hiện cơ chế tự chủ đối với tổ chức khoa học và công nghệ
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới và giao quyền tự chủcho tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ (Nghịđịnh 115), nhiều tổ chức KH&CN đã chuyển đổi thành công. Tuy nhiên, việc chuyểnđổi, thực hiện cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN vẫn bộc lộ nhiều bấtcập. Thực trạng này được KTNN chỉ ra trong Báo cáo kết quả kiểm toán Chuyên đềvề công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN đầu tư cho hoạt động KH&CN năm2014.
  • Nâng cao chất lượng Báo cáo kiểm toán: Đáp ứng kỳ vọng của Quốc hội và nhân dân
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - “Nâng cao chất lượng Báo cáo kiểm toán của KTNN” là chủ đề của Hội thảo do KTNN phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức tại Hà Nội, ngày 14/10. Hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa. Tham dự Hội thảo còn có các đại diện: USAID, Văn phòng Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (USAID GIG), Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA); chuyên gia tư vấn quốc tế cùng các đại biểu đến từ các đơn vị trực thuộc KTNN.
  • 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới - Kỳ II: Kiến nghị một số giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Để khắc phục các hạn chế, bất cập bộc lộ trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) 5 năm qua, Ban chỉ đạo Chương trình NTM các tỉnh, thành phố, cũng như các Bộ, ngành Trung ương cần phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
  • Chi bộ đảng sinh hoạt tạm thời: Mô hình phù hợp với thực tiễn
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - “Mô hình chi bộ đảng sinh hoạt tạm thời đối với Đoàn kiểm toán đã thể hiện tư duy phù hợp với yêu cầu thực tiễn và mang lại hiệu quả thiết thực...”. Nhận định ấy của đồng chí Lê Văn Thái - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban tổ chức Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư trước thềm Đại hội Đảng bộ KTNN lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã trở thành động lực để Đảng bộ KTNN tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tạm thời đối với Đoàn kiểm toán.
  • 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới -  Kỳ I: Chủ trương đúng đắn  nhưng còn hạn chế trong triển khai
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Nghị quyết 26-NQ/TƯ ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Theo đó, 5 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung chỉ đạo để hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Chương trình). Đến nay có thể khẳng định, đây là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia thành công nhất, huy động được các nguồn lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị ở các vùng quê trên cả nước, đời sống đại bộ phận nông dân đã từng bước được cải thiện rõ nét.
Công tác luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và biệt phái công chức KTNN đảm bảo công khai, minh bạch, chặt chẽ