Bộ trưởng Bộ Y tế: Việc gia hạn vắc xin theo thông lệ quốc tế

(BKTO) - Chiều tối 01/12, Bộ Y tế thông tin đến báo chí về việc gia hạn sử dụng của vắc xin phòng Covid-19 Pfizer. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, việc gia hạn vắc xin Pfizer thực hiện theo thông lệ của quốc tế. Mọi vắc xin về Việt Nam đều được kiểm định theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và đảm bảo chất lượng khi sử dụng cho người dân.



Theo đó, đối với mỗi loại vắc xin, các nhà sản xuất đều thực hiện những nghiên cứu trong thời gian thực tế để đưa ra quyết định về hạn sử dụng. Vắc xin Pfizer sau khi được phê duyệt khẩn cấp, nhà xuất tiếp tục nghiên cứu độ ổn định theo Hướng dẫn đối với thuốc mới cũng như sản phẩm sinh học, nghiên cứu được tiến hành trên các dải nhiệt độ bảo quản khác nhau, kết quả cho thấy vắc xin đã có độ ổn định, đảm bảo chất lượng, hạn dùng đến 9 tháng, thậm chí dài hơn kể từ ngày sản xuất khi được bảo quản ở -90°C đến -60°C.
                
   

Tiêm vắc xin phòng Covid- 19 cho trẻ em. Ảnh minh họa: Bộ Y tế

   

Sau khi đã đủ cơ sở dữ liệu về hạn sử dụng trong vòng 09 tháng, Nhà sản xuất đã nộp hồ sơ phê duyệt tăng hạn sử dụng lên 9 tháng. Vào ngày 22/8/2021, Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và ngày 10/9/2021 Cơ quan Quản lý dược châu Âu (EMA) đã thông qua hạn sử dụng của vắc xin Pfizer từ 6 tháng lên 9 tháng. Ngày 20/9/2021, WHO cũng đã có thư gửi Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) thông báo về việc tăng hạn sử dụng vắc xin Pfizer từ 6 tháng lên 9 tháng.

Việc gia hạn sử dụng này được áp dụng chung trên toàn cầu trong tiêm chủng cho tất cả các nhóm đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Việc gia hạn này cũng đã được kiểm định khắt khe và đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả. Từ thời điểm FDA và EMA phê duyệt nói trên, các lô vắc xin Pfizer đã sản xuất trước đây có hạn sử dụng 6 tháng thì tự động tăng hạn dùng lên 9 tháng. Các quốc gia trên thế giới vẫn giữ nguyên nhãn trên lọ vắc xin theo hạn sử dụng của nhà sản xuất và chỉ có thông báo riêng về tăng hạn sử dụng của vắc xin lên 9 tháng.

Trong thời gian tới, Nhà sản xuất tiếp tục nghiên cứu và nếu đảm bảo ổn định, chất lượng, Nhà sản xuất sẽ nộp hồ sơ cho các cơ quan thẩm quyền để tăng hạn sử dụng của vắc xin đến 12, 18 hoặc 24 tháng.

Theo ông Kidong Park - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, vắc xin Pfizer-BioNTech là vắc xin Covid-19 đầu tiên được WHO phê duyệt vào ngày 31/12/2020 và đưa vào Danh sách Sử dụng khẩn cấp của WHO. Ngày 08/01/2021, WHO đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng và các yêu cầu bảo quản đối với vắc xin Pfizer-BioNTech Covid-19 dựa trên dữ liệu khoa học có được vào thời điểm đó. Nhà sản xuất đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển sau giai đoạn phê duyệt ban đầu.

“Các cơ quan quản lý vắc xin quốc gia đã cập nhật các điều kiện phê duyệt sau khi xem xét các bằng chứng và dữ liệu khoa học mới do nhà sản xuất cung cấp, gồm có: mở rộng nhóm tuổi tiêm từ 12 tuổi trở lên và tăng hạn sử dụng từ 6 tháng lên 9 tháng. Vào tháng 8/2021, WHO đã phê duyệt các điều kiện cập nhật này, bao gồm việc tăng hạn sử dụng lên 9 tháng áp dụng với tất cả vắc xin Pfizer đã được sản xuất kể trước thời điểm tháng 8/2021” - ông Kidong Park cho biết.

Trong quá trình vận chuyển vắc xin từ nhà sản xuất đến Việt Nam, vắc xin luôn được bảo quản ở nhiệt độ -90°C đến -60°C bằng các thiết bị chuyên dụng của nhà sản xuất. Vắc xin có thể được bảo quản trong buồng lạnh/tủ lạnh dương từ 2ºC đến 8ºC tối đa 1 tháng (31 ngày). Tất cả các lô vắc xin trước khi sử dụng tại Việt Nam đều được Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế đánh giá chất lượng, cấp giấy phép xuất xưởng. Do vậy, việc tăng thời hạn vắc xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin.

Hiện nay, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc bệnh trên thế giới tăng nhanh, đặc biệt là xuất hiện biến thể mới Omicron, việc tăng tốc độ tiêm, tăng diện bao phủ tiêm chủng và mở rộng đối tượng tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng, chống dịch Covid-19.

Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận gần 29 triệu liều vắc xin Pfizer và triển khai tiêm chủng được 23,6 triệu liều vắc xin này đảm bảo an toàn. Tất cả các các lô vắc xin đều đảm bảo hạn sử dụng. Đối với 02 lô vắc xin nêu trên, việc bảo quản, sử dụng và tiêm chủng thực hiện như với những lô vắc xin đã tiếp nhận và tiêm chủng trước đó.

Trong tháng 12/2021, Bộ Y tế dự kiến tiếp nhận khoảng 63,5 triệu liều trong đó có trên 40 triệu liều vắc xin Pfizer để tiêm cho người trên 18 tuổi và trẻ em, bảo đảm bảo phủ đủ mũi 2 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tiếp nhận và cung ứng đủ vắc xin để tiêm phòng an toàn cho người dân./.
Đ. KHOA
Cùng chuyên mục
  • Tọa đàm trực tuyến “Lợi ích của hóa đơn điện tử”
    2 năm trước Đối nội
    (BKTO) – Đó là chủ đề Tọa đàm do Thời báo Tài chính Việt Nam tổ chức chiều 01/12.
  • Ngày 28/11, Việt Nam ghi nhận 12.936 ca nhiễm Covid-19 mới
    2 năm trước Đối nội
    (BKTO) – Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 27/11 đến 16h ngày 28/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 12.936 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 12.928 ca ghi nhận trong nước (giảm 120 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 7.100 ca trong cộng đồng).
  • VCCI: Cần minh bạch về chuyển đổi hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi
    2 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (Dự thảo). Góp ý cho Dự thảo này, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, quy định tại Dự thảo về chuyển đổi hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi còn thiếu minh bạch.
  • Doanh nghiệp Thụy Sỹ có rất nhiều cơ hội kinh doanh tại Việt Nam
    2 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi doanh nghiệp (DN) Thụy Sỹ đầu tư vào Việt Nam, hợp tác với DN Việt Nam trong các lĩnh vực mà DN Thụy Sỹ có thế mạnh và Việt Nam ưu tiên, đặc biệt là trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
  • Doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng
    2 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thời gian gần đây, việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên, doanh nghiệp (DN) vẫn còn gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong quá trình thực hiện các thủ tục này. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị đối thoại DN “Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng và lĩnh vực liên quan” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Xây dựng phối hợp tổ chức vào ngày 26/11.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Việc gia hạn vắc xin theo thông lệ quốc tế