Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021
Thứ Năm, 09/07/2020 14:30:00
(BKTO) - Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2021, kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2021-2023.
-
Điều hành ngân sách nhà nước: Cần quy trách nhiệm bắt buộc giải trình
-
Cắt giảm 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước
-
Quản lý chi ngân sách nhà nước cho trẻ em
-
Bộ Tài chính công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2021
-
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2020
-
Thủ tướng giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2020
![]() |
Ảnh minh họa |
Dự toán NSNN năm 2021 phải được xây dựng thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn về quy trình, thời hạn, thuyết minh cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán, giải trình.
Theo đó, đối với xây dựng dự toán thu NSNN, dự thảo nêu rõ: Việc xây dựng dự toán thu năm 2021 phải bám sát dự báo khả năng phục hồi kinh tế và đón các dòng đầu tư mới (trong và ngoài nước); tính toán kỹ các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi cơ chế, chính sách và thay đổi bất thường do tác động của đại dịch COVID-19; thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các Hiệp định thương mại EVFTA; thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thu...
Phấn đấu dự toán thu nội địa từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021 (đã dự kiến các tác động chính sách thu theo các chủ trương hiện hành) bình quân chung cả nước tăng tối thiểu 9-11% so với đánh giá ước thực hiện năm 2020 (các địa phương dự báo kinh tế phục hồi và tăng nhanh năng lực sản xuất kinh doanh, dịch chuyển cơ cấu kinh tế tích cực sẽ phấn đấu tăng thu NSNN ở mức cao hơn). Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2020.
Bên cạnh đó, dự toán chi NSNN được xây dựng theo đúng quy định của pháp luật, bám sát các chủ trương, định hướng, mục tiêu của Bộ Chính trị về cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công, các Nghị quyết Hội nghị trung ương 6, 7 Khóa XII về sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập, cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và các văn bản tổ chức triển khai, thực hiện.
Về xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển: Tiếp tục bố trí dự toán năm 2021 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng trước còn lại đến hết năm 2020 (nếu có); ưu tiên bố trí vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án, công trình phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN về tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hằng năm của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương.
Về xây dựng dự toán chi thường xuyên: Thực hiện giảm quỹ lương, chi bộ máy năm 2021 gắn với giảm biên chế hưởng lương từ NSNN năm 2021 theo quyết định của cấp thẩm quyền hoặc theo Đề án tinh giản biên chế được duyệt (nếu có). Thực hiện giảm chi hỗ trợ từ NSNN tối thiểu 2,5% gắn với mức giảm biên chế hưởng lương từ ngân sách và giảm thêm tối thiểu 5%-10% so với dự toán năm 2020 chi hỗ trợ từ NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu tăng theo lộ trình tính giá, phí dịch vụ sự nghiệp công...
PHÙNG NGUYÊN
Tin cùng chuyên mục
-
Bế mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIV
-
Nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực và tính minh bạch trong hoạt động kiểm toán
-
Quốc hội phê chuẩn 2 Phó Chủ tịch và 8 Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Tập trung phát triển nguồn lực tài chính quốc gia bền vững
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức
-
Giải Búa liềm vàng lần thứ VI năm 2021 có nhiều điểm mới
-
Phát huy tinh thần năng động, quyết liệt trong quản lý điều hành, phát triển đất nước
-
9 nhóm Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm
-
“Hộ chiếu vaccine” Covid-19: Phải cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ
-
Nếu những chỉ số diễn biến tích cực, lãi suất huy động và cho vay sẽ tiếp tục giảm
Đọc nhiều nhất
-
Kiểm toán Nhà nước sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị
-
220 thí sinh tham dự Kỳ thi Nâng ngạch công chức năm 2020 của Kiểm toán Nhà nước
-
Sống bất an bên miệng “hà bá”
-
Bế mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIV
-
Nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực và tính minh bạch trong hoạt động kiểm toán
-
Quốc hội phê chuẩn 2 Phó Chủ tịch và 8 Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia
-
Quý I/2021: Petrovietnam nộp ngân sách Nhà nước hơn 19.000 tỷ đồng
-
EVN cung ứng hơn 50 tỷ kWh điện trong Quý I/2021
-
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 12 thành viên Chính phủ
-
Nhiều dấu ấn nổi bật, khẳng định vị thế của Kiểm toán Nhà nước