AIPA 41: Lịch sử các kỳ Đại hội đồng AIPA (P1)

(BKTO)- Ngày 8 đến 10-9-2020 tới đây, Quốc hội Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức kỳ họp Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 41 (AIPA 41) theo hình thức trực tuyến. Kể từ khi ra đời đến nay, AIPA đã tổ chức được 40 kỳ họp Đại hội đồng. Qua 40 kỳ Đại hội đồng, AIPA đã ban hành hàng trăm nghị quyết về nhiều vấn đề quan trọng, nhận được sự quan tâm chung của các nước ASEAN. Phạm vi về các vấn đề mà AIPA quan tâm thúc đẩy rất đa dạng, từ tăng cường hội nhập ASEAN, toàn cầu hóa và sự tác động của toàn cầu hóa tới ASEAN, đến đảm bảo hòa bình, ổn định tại khu vực, tăng cường năng lực lập pháp và quản trị.



                
   

Quốc hội Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức kỳ họp Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 41 - Nguồn: sưu tầm.

   

Dưới đây là các kỳ họp của Đại hội đồng AIPA trong lịch sử.

- Hội nghị Nghị viện ASEAN lần thứ nhất (APM-ASEAN Parliamentary Meeting)diễn ra từ ngày 8 đến 11-1-1975 tại Jakarta (Indonesia)
Tại APM 1, nước chủ nhà Indonesia đã đề nghị xây dựng và ký Điều lệ hợp tác Nghị viện ASEAN.

-Hội nghị Nghị viện ASEAN lần thứ hai (APM 2) diễn ra từ ngày 20 đén 23-8-1975 tại Kuala Lumpur (Malaysia)

APM 2 đã quyết định đổi tên của diễn đàn từ Hợp tác Liên nghị viện ASEAN thành Tổ chức Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPO). Tuy nhiên, hội nghị chưa đạt được đồng thuận về tiêu chuẩn và thủ tục gia nhập tổ chức.

- Hội nghị APM 3diễn ra từ ngày 29-8 đến 2-9-1977 tại Manila (Philippines)

Tại APM 3, bản dự thảo Điều lệ Tổ chức Liên nghị viện ASEAN đã được Trưởng đoàn các Nghị viện Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan thảo luận và nhất trí thông qua vào ngày bế mạc (2-9-1977). Sự kiện này đã đánh dấu sự ra đời của AIPO, 10 năm sau khi ASEAN được thành lập năm 1967. Sự ra đời của AIPO đã góp phần đáp ứng nguyện vọng xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững của nhân dân các nước trong khu vực. Theo điều lệ của AIPO, hàng năm Đại hội đồng AIPO họp một lần do Nghị viện một quốc gia thành viên đăng cai tổ chức tại nước mình, luân phiên theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Anh.

- AIPO 1 diễn ra từ ngày 26 đến 28-9-1978 tại Singapore

- AIPO 2 diễn ra từ ngày 27-9 đến 3-10-1979 tại Bangkok (Thái Lan)

- AIPO 3 diễn ra từ ngày 2 đến 6-9-1980 tại Jakarta (Indonesia)

- AIPO 4 diễn ra từ ngày 24 đến 28-8-1981 tại Kuanta (Malaysia)

- AIPO 5 diễn ra từ ngày 5 đến 9-4-1983 tại Manila (Philippines)

- AIPO 6 diễn ra từ ngày 5 đến 7-10-1983 tại Singapore

- AIPO 7 diễn ra từ ngày 2 đến 6-10-1984 tại Bangkok (Thái Lan)

- AIPO 8 diễn ra từ ngày 22 đến 29-9-1985 tại Jakarta (Indonesia)

- AIPO 9 diễn ra từ ngày 24 đến 30-1-1988 tại Kuala Lumpur (Malaysia)

- AIPO 10 diễn ra từ ngày 21 đến 26-8-1989 tại Manila (Philippines)

- AIPO 11 diễn ra từ ngày 10 đến 15-9-1990 tại Singapore

- AIPO 12 diễn ra từ ngày 18 đến 23-11-1991 tại Bangkok (Thái Lan)

- AIPO 13 diễn ra từ ngày 21 đến 26-9-1992 tại Jakarta (Indonesia)

- AIPO 14 diễn ra từ ngày 19 đến 26-9-1993 tại Kuala Lumpur (Malaysia)

- AIPO 15 diễn ra từ ngày 19 đến 24-9-1994 tại Manila (Philippines)

- AIPO 16 diễn ra từ ngày 18 đến 23-9-1995 tại Singapore

Tại Đại hội đồng AIPO 16 đã chứng kiến Lễ kết nạp Quốc hội Việt Nam làm thành viên thứ 6 của Tổ chức Liên nghị viện ASEAN (AIPO) (ngày 19-9-1995). Sự kiện này đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam với Nghị viện các nước Đông Nam Á.

- AIPO 17 diễn ra từ ngày 16 đến 21-9-1996 tại Phuket (Thái Lan)

Đoàn Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh dẫn đầu tham dự AIPO 17.

- AIPO 18 diễn ra từ ngày 1 đến 6-9-1997 tại Bali (Indonesia)

Đoàn Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh dẫn đầu tham dự AIPO 18. Tại AIPO 18, Quốc hội CHDCND Lào đã được kết nạp vào AIPO, trở thành thành viên chính thức thứ 7 của AIPO.

- AIPO 19 diễn ra từ ngày 24 đến 28-8-1998 tại Kuala Lumpur (Malaysia):

Đoàn Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh dẫn đầu tham dự AIPO 19. Tại kỳ họp này, theo sáng kiến của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Malaysia, lần đầu tiên trong lịch sử các Đại hội đồng AIPO, Hội nghị Nữ nghị sỹ của AIPO đã được tổ chức và kể từ đó được tiến hành như một cơ chế thường niên trong khuôn khổ hoạt động của Đại hội đồng AIPO.

- AIPO 20 diễn ra từ ngày 19 đến 24-9-1999 tại Manila (Philippines)

Đoàn Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh dẫn đầu tham dự AIPO 20. Kỳ đại hội này đã ghi nhận sáng kiến của Quốc hội Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế và đối thoại với các nước quan sát viên với việc tổ chức thành công Hội nghị Ủy ban chuyên đề AIPO về “Vai trò cơ quan lập pháp các nước ASEAN trước cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính khu vực” (ngày 10-3-1999) tại Hà Nội.

Tại AIPO 20, Campuchia đã chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 8 của Địa hội đồng AIPO.

- AIPO 21 diễn ra từ ngày 11 đến 13-9-2000 tại Singapore

Với chủ đề "Cùng nhau bước vào thiên niên kỷ mới", nghị sỹ các nước tham gia AIPO 21 đã cùng nhau thảo luận, trao đổi những vấn đề ưu tiên của khu vực, đề ra những biện pháp thể hiện quyết tâm của cơ quan lập pháp và chính phủ các nước ASEAN hỗ trợ tích cực nhằm ổn định và phát triển khu vực.

Đoàn Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh dẫn đầu tham dự kỳ họp AIPO 21.

- AIPO 22 diễn ra từ ngày 3 đến 5-9-2001 tại Bangkok (Thái Lan)

Các trưởng đoàn tham dự AIPO 22 đã cùng ký Thông cáo chung, đề cập tới các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, tổ chức và sự tham gia tích cực của các nữ nghị sỹ AIPO.

Đoàn Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dẫn đầu tham dự AIPO-22. Tại kỳ họp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã nhận trách nhiệm Chủ tịch kỳ họp lần thứ 23 của Đại hội đồng AIPO diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam năm 2002.

- AIPO 23 diễn ra từ ngày 8 đến 13-9-2002 tại Hà Nội (Việt Nam)

AIPO 23 đánh dấu lần đầu tiên Phó Tổng thư ký ASEAN đã tham dự và phát biểu tại một phiên toàn thể của Đại hội đồng.
Đoàn Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Chủ tịch AIPO-23, làm trưởng đoàn. Tại kỳ họp này, Quốc hội Việt Nam tiếp tục có sáng kiến trong lĩnh vực xã hội và bình đẳng giới với việc tổ chức cuộc gặp thân mật giữa các nữ nghị sĩ AIPO với các đại biểu tiêu biểu của phụ nữ Việt Nam. Đồng thời, đưa ra các sáng kiến về việc tăng cường sự phát triển của nội khối AIPO như sử dụng quỹ dư của AIPO vào các hoạt động thiết thực; trao giải thưởng chính thức của AIPO cho những người có nhiều công lao và đóng góp hiệu quả cho sự lớn mạnh của AIPO cũng như sự nghiệp chung của ASEAN.

- AIPO 24 diễn ra từ ngày 7 đến 12-9-2003 tại Jakarta (Indonesia)

Đoàn Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dẫn đầu tham dự AIPO 24. Tại kỳ Đại hội đồng này, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến trong đối thoại với các quan sát viên, theo đó Việt Nam đăng cai Hội nghị Nghị viện Á-Âu lần thứ 3 (ASEP-3) và đã được Đại hội đồng nhất trí cao để Việt Nam chủ trì hoạt động này. Ngoài ra, trong lĩnh vực xã hội và bình đẳng giới, tại Ủy ban các Nữ nghị sĩ AIPA, đại biểu Việt Nam đã đưa ra sáng kiến thành lập tiểu ban nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo chính trị và đặc biệt trong các cơ quan lập pháp các nước thành viên AIPO.

- AIPO 25 diễn ra từ ngày 13 đến 16-9-2004 tại Phnom Penh (Campuchia)

Đoàn Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dẫn đầu tham dự AIPO-25. Trưởng đoàn các nước đã cùng ký Thông cáo chung và thông qua một loạt nghị quyết liên quan đóng góp vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN với ba trụ cột chính về an ninh, kinh tế, và văn hóa.

- AIPO 26 diễn ra từ ngày 18 đến 23-9-2005 tại Vientiane (Lào)

Đoàn Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dẫn đầu tham dự AIPO 26. Tại kỳ Đại hội đồng này, một loạt sáng kiến, kiến nghị trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và bình đẳng giới của Việt Nam được các nước tham dự AIPO-26 hoan nghênh và đánh giá cao. Đó là: tăng cường vai trò của AIPO trong quá trình xây dựng Hiến chương ASEAN; đề nghị cơ quan đại diện ngoại giao các nước thành viên ASEAN cần thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan lập pháp ASEAN; kêu gọi Nghị viện các nước thành viên nỗ lực hơn nữa trong việc rút ngắn khoảng cách số giữa các nước ASEAN, tiến tới một khuôn khổ pháp lý đồng nhất, hiện thực hóa ý tưởng ASEAN điện tử (e-ASEAN); khuyến nghị tổ chức Hội nghị triển khai dự án nghiên cứu hợp tác pháp lý trong phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em.

- AIPO 27 diễn ra từ ngày 11 đến 14-9-2006 tại Cebu (Philippines)

Đoàn Việt Nam tham dự AIPO 27 do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng đoàn. Đại hội đồng AIPO 27 đã thảo luận và thông qua 32 nghị quyết. Đáng chú ý, trong phiên bế mạc ngày 14-9-2006, đại hội đồng đã nhất trí thông qua Điều lệ sửa đổi, bổ sung, theo đó đổi tên tổ chức từ Tổ chức Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPO) thành Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN Inter-Parliament Assembly - AIPA). Mục đích của việc đổi tên là nhằm thể hiện rõ hơn tính chất, đặc điểm hoạt động của AIPA, qua đó đẩy mạnh các hoạt động của AIPA thiết thực hơn, hiệu quả hơn, tăng tính liên kết, tính ràng buộc hơn giữa các thành viên. Đại hội đồng nhất trí bổ nhiệm chức danh Tổng Thư ký nhiệm kỳ 3 năm. Trụ sở của Ban Thư ký AIPA đặt tại nơi đặt trụ sở ASEAN là Indonesia.
Theo TTXVN
Cùng chuyên mục
AIPA 41: Lịch sử các kỳ Đại hội đồng AIPA (P1)