Giải bài toán hạn hán, xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long

(BKTO) - Vựa lúa quốc gia đồng bằngsông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải đối mặt với đợt hạn hán, xâm nhập mặn (XNM) gaygắt, gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Đến trung tuần tháng 3, toàn bộ 13/13tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL đã bị nước mặn xâm nhập, trong đó có nhiều tỉnh bịXNM nặng nề như Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang...




Nông dân huyện An Biên (Kiên Giang) thu hoạch vụ lúa mùa trên nền đất bị nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.Ảnh:TTXVN

Theo ước tính sơ bộ thì đến thời điểm này, hạn hán, XNM đã làm thiệt hại về cây lúa của nông dân vùng ĐBSCL cả ngàn tỷ đồng và nguy cơ lúa chết còn tiếp tục xảy ra. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là không chỉ vụ đông xuân hiện tại mà cả vụ hè thu tới cũng bị ảnh hưởng, cùng với đó, là những ảnh hưởng trực tiếp lên vườn cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản nước ngọt... Nhiều chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo, nếu tốc độ XNM vẫn tiếp diễn như hiện nay, trong 3 năm tới, nền nông nghiệp ở ĐBSCL có thể sẽ bị kiệt quệ; đất nông nghiệp, lương thực trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn.

Đợt hạn hán, xâm nhập mặn lần này cũng đã làm bộc lộ một số bất cập trong quy hoạch sản xuất, hệ thống thủy lợi… Đã xảy ra những tình trạng như địa phương này phải đóng các cửa cống mới lấy được nước ngọt để dùng, thì địa phương cạnh đó lại buộc phải mở cống để có nước mặn nuôi tôm. Hay tình trạng xuống cấp, quá tải của nhiều công trình thủy lợi, nhất là các công trình đóng vai trò then chốt trong kiểm soát lũ sông Cửu Long. Bên cạnh đó, hàng loạt kênh thoát lũ ra biển trước đây là hợp lý, thì nay khi nước vùng thượng nguồn sông Mê Kông bị chặn, lũ gần như không về thì các kênh dẫn dòng vô tình lại đưa nước ngọt trôi nhanh ra biển. Các tỉnh thượng nguồn trong tình trạng thiếu nước ngọt, trong khi các tỉnh cuối nguồn nước mặn có điều kiện xâm nhập sâu hơn…

Trước những hậu quả nặng nề của đợt hạn hán, XNM, các địa phương vùng ĐBSCL đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành Trung ương, triển khai nhiều biện pháp tích cực để chống hạn hán, XNM… Tuy nhiên, muốn đạt được mục tiêu đề ra, thiết nghĩ các địa phương trong vùng cần phải rà soát lại những quy hoạch, kế hoạch sản xuất và hệ thống thủy lợi bố trí xem đã hợp lý, khoa học hay chưa. Rõ ràng, để giải bài toán đẩy lùi hạn hán, XNM, giữ đủ nguồn nước ngọt cho vùng ĐBSCL thì việc tổ chức, sắp xếp quy hoạch và liên kết vùng phải được đặc biệt chú trọng; có thể tính đến phương án thống nhất “sống chung với hạn hán, XNM” ở những vùng cụ thể. Bên cạnh những giải pháp “tình thế” như đóng cống, đắp đập ngăn mặn giữ ngọt; tích nước, tiết kiệm nước ngọt…, cũng cần phải có những biện pháp chiến lược lâu dài như chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đầu tư các công trình thủy lợi, hồ đập ngăn mặn, trữ ngọt cho vùng ĐBSCL cần tính tới yếu tố vận hành liên vùng, liên tỉnh. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành trong vùng cần có liên kết trong phòng chống hạn mặn và biến đổi khí hậu, tránh cách làm manh mún, cục bộ....
TRỊNH NGUYỄN
Cùng chuyên mục
  • Chung tay hành động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Quyết tâm đưa quyền lợi của người tiêu dùng (NTD) Việt Nam lên một nấcthang mới trang trọng hơn, thiết thực hơn, cũng như nhằm hưởng ứng Ngày Quyềncủa NTD Thế giới, Bộ Công thương vừa phối hợp UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễcông bố Ngày Quyền của NTD Việt Nam 15/3.
  • Ngăn chặn tình trạng xuất khẩu lao động “chui”: Giải pháp nào?
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hiểm hỏa từ nạn lao động tráiphép tại nước ngoài đã được các cơ quan chức năng cảnh báo. Song vì nhiều lýdo, không ít người lao động vẫn liều mình sang xứ người bằng mọi giá để rồi chuốclấy những tai họa đáng tiếc. Xem ra, việc ngăn chặn tình trạng xuất khẩu laođộng “chui” vẫn rất nan giải, đòi hỏi cần có thêm những biện pháp đủ mạnh.
  • Huy động, phát huy nguồn vốn tài trợ quốc tế cho du lịch: Không để trùng lặp và lãng phí
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Thời gian qua, du lịch nước ta đã nhận được sựtrợ giúp của nhiều tổ chức quốc tế, với hàng chục dự án đã và đang được triểnkhai ở nhiều lĩnh vực. Song làm sao để phát huy hiệu quả nguồn tài trợ này, khôngđể các nguồn lực bị trùng lặp và lãng phí? Báo Kiểm toán đã có cuộc trao đổi vớiông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam để làm rõ hơn vấn đề này.
  • Gian nan cuộc chiến an toàn thực phẩm
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)-Tưới rau bằng dầu nhớt, bón lúa bằng xi măng, giữ cho cá tươi bằng đạmu rê, bảo quản chè bằng bùn, bột đá và phân lân, nuôi gà bằng thóc trộn vàng ô...Đó chỉ là vài ví dụ cho kiểu canh tác lạ đời của người nông dân Việt Nam.Nguy hại hơn, nó đang trở thành một vấn nạn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏecủa con người.
  • Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2016: Các trường ngoài công lập gặp khó?
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD&ĐT) vừa công bố lấy ý kiến dự thảo Quy chế thi trung học phổ thông (THPT)quốc gia và dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) năm 2016 với mộtsố điều chỉnh so với các năm trước. Theo đó, một số quy định mới khi được thôngqua, dự báo các trường ĐH-CĐ ngoài công lập (NCL), sẽ tiếp tục trảiqua một mùa tuyển sinh khó khăn.
Giải bài toán hạn hán, xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long