Thận trọng khi tăng các khoản thuế tiêu dùng

(BKTO) - Đây là khuyến cáo được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) đưa ra trong Báo cáo công bằng thuế Việt Nam 2017 do cơ quan này thực hiện và được công bố sáng 25/5.



TheoPGS.TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR, Trưởng nhóm nghiên cứu, báo cáocông bằng thuế nhằm mang lại cái nhìn đầy đủ về hệ thống thu ngân sáchViệt Nam dưới góc nhìn của các nhà phát triển và hoạt động xã hội.

Báocáo tập trung chủ yếu đánh giá tính công bằng của hệ thống thuế, chi ngân sáchvà các vấn đề thi hành chính thuế cũng như sự tham gia của người dân trong việc lậpvà thực thi các chính sách thuế. Qua đó, thể hiện các vấn đề của hệ thống thuchi ngân sách.

Cụthể, Báo cáo nhận định hệ thống thuế của Việt Nam vẫn đang chiếm tỷ trọng khá lớntrong GDP và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Việt Nam, chiếm tỷ trọnghơn 70% đến hơn 80% trong tổng thu NSNN. Mặc dù thu nhiều, nhưng chi luôn vượtquá nguồn thu ngân sách với mức gần 29% GDP (năm 2016), sau khi giảm từ mức đỉnhđiểm là 40% GDP (năm 2009).
                
   

Toàn cảnh Hội thảo Công bố Báo cáo Công bằng Thuế Việt Nam 2017. Ảnh: Huy Thành

   

Nhómnghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc giải quyếtbài toán cân bằng ngân sách khi các nhiệm vụ chi ngày càng tăng. Trong bối cảnhViệt Nam phải tuân thủ các điều khoản của Hiệp định thương mại tự do FTA về gỡbỏ các hàng rào thuế quan làm nguồn thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩugiảm đi cộng với giá dầu thô thấp trong những năm gần đây khiến gia tăng áp lựcvề ngân sách.

Đểgiảm bội chi NSNN, có hai biện pháp là tăng thu và giảm chi. Trước mắt Chính phủcần thực hiện các biện pháp quyết liệt để thắt chặt chi thường xuyên như cácchính sách tinh giảm biên chế, sắp xếp lại bộ máy, hạn chế chi tiêu cho các tổchức đoàn thể và thoái vốn khỏi các DNNN.

Đángchú ý, nhóm nghiên cứu kiến nghị, bất kỳ đề xuất nào về tăng các khoản thuế tiêu dùngcũng cần được xem xét thận trọng. Thuế tiêu dùng dù được coi là trung tính vàhiệu quả về việc hành thu, song lại được xem có tác động không tốt đến công bằngtrong chi tiêu.
         
Theo Báo cáo công bằng thuế ViệtNam 2017, trong hơn một thập kỷ qua, số thu của thuế thu nhập cá nhân đã tăngtrưởng rất ấn tượng từ mức 5 nghìn tỷ đồng (2006) lên mức 65 nghìn tỷ đồng(2016). Tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu thuế từ mức 2% (2006) lênmức 8% (2016). Tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu NSNN cũng tăng tương ứng từgần 2% lên mức 6%.
NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Thủ tướng: Việt Nam phải trở thành điểm đến hấp dẫn cho tất cả doanh nghiệp châu Âu
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Hôm nay (25/5), tại Hội nghị Gặp gỡ châu Âu (Meet Europe 2018), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam cùng với sự hợp tác hiệu quả của các đối tác quốc tế, trong đó có các đối tác châu Âu, đang tạo nên một dòng chuyển động tràn đầy sinh khí, tạo nên diện mạo mới, năng động mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam.
  • Toàn văn Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 23/5/2018, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
  • Toàn văn Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 21/5/2018, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
  • Sửa “lỗi” chính sách để tăng nguồn thu
    5 năm trước Đối nội
    Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, sáng nay (22/5), Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2018 (trong đó có kết hợp thảo luận cùng Báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017) và quyết toán NSNN năm 2016.
  • Kiến nghị hủy bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới 159 văn bản; xử lý tài chính hơn 91,3 nghìn tỷ đồng
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Như tin đã đưa, chiều 21/5, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã báo cáo trước Quốc hội Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2016. Được tổng hợp từ kết quả kiểm toán của 283 báo cáo kiểm toán tại 229 đơn vị, đầu mối, chủ đề được kiểm toán trong năm 2017 đối với niên độ ngân sách năm 2016 đã phản ánh khá rõ nét những hạn chế, bất cập trong chính sách tài khóa năm 2016; đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Thận trọng khi tăng các khoản thuế tiêu dùng