Nguồn cung lao động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp

(BKTO) - Thị trường lao động đang phục hồi trở lại. Tuy nhiên, nguồn cung lao động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các DN.



                
   

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

   

Cầu đã tăng trở lại nhưng nguồn cung cục bộ vẫn thiếu hụt

Tại Hội thảo “Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch Covid-19" nằm trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 4 mới đây, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Lê Văn Thanh cho biết, năm 2022, thị trường lao động đang phục hồi trở lại.

Theo đó, quý I/2022 nguồn cung lao động là 51,2 triệu người, tăng 160 nghìn người so với cùng kỳ, nhưng sự gia tăng này chủ yếu ở khu vực phi chính thức.

Nhìn chung, cầu lao động đã tăng trở lại, trong đó, nhu cầu tuyển dụng năm 2022 của DN là gần 1,3 triệu lao động, tăng 18% so với năm 2021, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động không yêu cầu có bằng cấp chứng chỉ (chiếm 75%).

Đáng chú ý, số lao động thất nghiệp, thiếu việc làm giảm giảm 489 nghìn người so với quý IV/2021, còn 1,1 triệu người (tương đương 2,46%).

Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động quay trở lại chiều hướng tích cực, trong đó, giảm lao động trong khu vực nông nghiệp và tăng lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ so với quý IV/2021.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, bên cạnh những tín hiệu khởi sắc, nguồn cung lao động chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các DN trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt đối với lao động có trình độ chuyên môn cao.

Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ.

Riêng trong quý I/2022, thị trường thiếu hụt cục bộ khoảng 120.000 lao động (gần 10% so với nhu cầu tuyển dụng), cao hơn những năm trước khoảng 2-3%, chủ yếu thiếu hụt lao động phổ thông ở ngành dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ và một số ngành bị tác động mạnh, phải dừng hoạt động dài như du lịch, giáo dục...

Cơ cấu lao động giữa khu vực chính thức và phi chính thức chưa trở lại trạng thái trước khi có dịch bệnh và đang thiếu những động lực tích cực để thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh mẽ số lao động phi chính thức sang chính thức.

Cải thiện cung - cầu, chú trọng an sinh xã hội

Để phục hồi thị trường lao động, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất và triển khai nhiều giải pháp như: Tập trung đảm bảo an sinh xã hội cơ bản cho người lao động; cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng cho người lao động để đáp ứng chuyển đổi số; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường kết nối cung - cầu lao động để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cần tập trung phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, linh hoạt, thống nhất.

Để làm được điều đó, ông Hiểu đề xuất tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về quan hệ cung - cầu lao động.

Đặc biệt, hoàn thiện nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin thị trường lao động, hệ thống trung tâm việc làm; cải tiến, hoàn thiện chính sách về tiền lương, an sinh xã hội, sửa đổi toàn diện chính sách về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nâng cấp chuẩn nhà trọ hiện hữu.

Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Dương Anh Đức cho rằng, muốn giữ được người lao động phải đặt họ trong sự phát triển của DN. Thực tế cho thấy việc chăm lo đời sống người lao động chu toàn đã giúp DN giữ chân người lao động, sớm quay lại hoạt động sau đại dịch. Điều này giúp DN không đứt gãy nguồn lao động khi trở lại hoạt động trong tình hình mới./.
THÀNH ĐỨC



Cùng chuyên mục
  • Để dự án đường Hồ Chí Minh không tiếp tục “lỗi hẹn”
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) – "Tuyến đường mang tên Bác qua 5 khóa Quốc hội chưa được thông tuyến và chưa rõ đến thời gian nào, Quốc hội khóa nào mới hoàn thành…" - đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) cùng nhiều đại biểu Quốc hội đã nhấn mạnh sự chậm trễ này và đề nghị Chính phủ đánh giá, làm rõ nguyên nhân, đồng thời bố trí nguồn vốn, đẩy mạnh triển khai các đoạn còn lại nhằm thông tuyến Dự án đường Hồ Chí Minh trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
  • Ngày 06/6, ghi nhận 806 ca nhiễm Covid-19 mới, còn 51 F0 thở ô xy
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Bản tin của Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 05/6 đến 16h ngày 06/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 806 ca nhiễm mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 802 ca ghi nhận trong nước (tăng 117 ca so với ngày trước đó) tại 45 tỉnh, thành phố (có 616 ca trong cộng đồng).
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm, tặng quà người cao tuổi tỉnh Hải Dương
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Nhân dịp kỷ niệm 81 năm Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam (06/6/1941 - 06/6/2022), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm mô hình người cao tuổi làm kinh tế giỏi tại Hợp tác xã Tân Minh Đức, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương; thăm, tặng quà người cao tuổi tiêu biểu của tỉnh Hải Dương vào ngày 05/6.
  • Trình Quốc Hội xem xét đầu tư 05 dự án quan trọng quốc gia
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, sáng 06/6, Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư giai đoạn 1 các dự án và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư giai đoạn 1 các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu; Tờ trình về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
  • Thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) – Chiều 06/6, với 88,18% đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Theo Nghị quyết, ngoài việc giám sát tối cao 2 chuyên đề, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Nguồn cung lao động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp