Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Tọa đàm Kinh tế - thương mại - đầu tư Việt Nam - Hungary
Thứ Ba, 28/06/2022 16:10:00
(BKTO) - Chiều 27/6, giờ địa phương, tại Thủ đô Budapest, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hungary, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Tọa đàm Kinh tế - thương mại - đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary phối hợp với Cục Xúc tiến Xuất khẩu Hungary (HEPA), Hiệp hội Doanh nghiệp Trung và Đông Âu tại Việt Nam (CEEC) và EuroCham tổ chức.
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ thăm chính thức Hungary
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp Hungary
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Đại sứ quán và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Vương quốc Anh
-
Chủ tịch Quốc hội gặp gỡ cộng đồng doanh nhân người Việt tại Châu Âu
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Tọa đàm. Ảnh: TTXVN |
Cùng dự có: Phó Chủ tịch Quốc hội Hungary Csaba Hende; Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Lê Văn Thành; Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và kinh tế đối ngoại Hungary Peter Andras Sztaray và gần 100 doanh nghiệp (DN) hai nước.
Thay mặt Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 - 2021 đạt bình quân 6%. Năm 2021 mặc dù do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,58% (một trong số ít quốc gia trên thế giới có tăng trưởng dương); tổng thu ngân sách nhà nước tăng 16%; thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 31 tỷ USD; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 680 tỷ USD (là một trong 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới); giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp đạt hơn 48 tỷ USD.
![]() |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: TTXVN |
Đặc biệt, tới nay Việt Nam là một trong 6 quốc gia có tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 cao nhất thế giới. Các hoạt động kinh tế - xã hội đã trở lại bình thường. 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng GDP ước khoảng 6,38%, dự kiến cả năm tăng trưởng 6,5% - 7%. Kinh tế vĩ mô ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của nhân dân được cải thiện. Các công trình trọng điểm quốc gia đang được quan tâm đầu tư. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam sẽ đầu tư khoảng 2.000 km đường bộ cao tốc với tổng nguồn lực gần 20 tỷ USD. Đây là những công trình sẽ tạo ra diện mạo mới và là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Có được những thành tựu quan trọng trên, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, bên cạnh sự nỗ lực và cố gắng của Việt Nam là sự hợp tác giúp đỡ của bạn bè quốc tế, trong đó có quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Hungary. “Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước chúng ta là mối quan hệ rất đặc biệt, được hình thành và thiết lập rất sớm, ngay từ những năm 1950. Hungary luôn ủng hộ, hỗ trợ và giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước” - Phó Thủ tướng nêu rõ.
Trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam, Hungary đã tích cực ủng hộ việc ký kết, phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), cũng là nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVIPA). Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giữa 2 nước đã có sự tăng trưởng ấn tượng từ mức 266 triệu USD năm 2016 lên mức 1,3 tỷ USD năm 2020 (gấp 4,8 lần sau gần 5 năm)...
Nhận định hợp tác kinh tế đã có những tiến triển đáng khích lệ, song Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng chỉ rõ, những kết quả vừa qua vẫn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai bên, nhất là Hungary là quốc gia có thế mạnh về phát triển công nghiệp, điện tử, chuyển đổi số, y dược, năng lượng, đặc biệt là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản… - những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhiều tiềm năng, lợi thế.
Nêu rõ Tọa đàm hôm nay là cơ hội tốt để hai bên cùng nhau chia sẻ, mở ra một thời kỳ mới cho sự hợp tác, phát triển giữa các DN hai nước, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh: Việt Nam cam kết tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất, đó là: giữ vững ổn định chính trị xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ những điểm nghẽn của nền kinh tế về thể chế, pháp luật, hạ tầng giao thông, nhân lực; cải cách thủ tục hành chính, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh ổn định, thực thi minh bạch. Đó chính là tiền đề rất quan trọng tạo điều kiện cho các DN phát triển.
![]() |
Các đại biểu tham dự Tọa đàm. Ảnh: TTXVN |
Tại Tọa đàm, lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cùng lãnh đạo các Bộ, ngành địa phương đã trao đổi cởi mở, giải đáp các nội dung được các đại biểu, các tập đoàn, DN Hungary quan tâm như: kế hoạch của Việt Nam về thay đổi các yêu cầu về thủ tục thiết lập giá thuốc đối với DN FDI; liệu Việt Nam có kế hoạch giới thiệu về thủ tục nộp hồ sơ điện tử trong lĩnh vực dược hay không? Các quyền chọn tài chính ví dụ như Tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hungary có thể được áp dụng bởi các công ty địa phương của Việt Nam hay không? DN đầu tư nước ngoài có được cung cấp dịch vụ an ninh mạng tại Việt Nam?
Lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư Hungary tiến hành đầu tư thành công, hiệu quả và lâu dài tại Việt Nam.
*Cũng trong chiều 27/6, giờ địa phương, tại Thủ đô Budapest, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã dự Diễn đàn Hợp tác giáo dục Việt Nam - Hungary. Tại diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, lãnh đạo các cơ quan hữu quan của Việt Nam và Hungary đã chứng kiến lễ trao 9 Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa các trường đại học của hai nước. Các biên bản ghi nhớ có nội dung sẽ triển khai hợp tác trong các lĩnh vực về đào tạo, nghiên cứu khoa học; đặc biệt là các nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực về y học, dược học, khoa học cơ bản, khoa học về nông nghiệp, chuyển đổi số, về trao đổi giảng viên và trao đổi sinh viên…
Đ. KHOA
Tin cùng chuyên mục
-
Phát huy nguồn lực, tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
-
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trước các phương thức kinh doanh mới
-
Cần tạo cơ chế đột phá cho chuyển đổi số và nghiên cứu phát triển
-
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động tố tụng
-
Phiên họp Chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 11 nội dung
-
Khẩn trương khắc phục lỗi thu phí tự động không dừng
-
Tháng 9/2022, sẽ trình Bộ Chính trị Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
-
Phối hợp hiệu quả, hợp tác chặt chẽ trong việc giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế: Cần cả giải pháp trước mắt và lâu dài
-
Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Đọc nhiều nhất
-
Phát huy nguồn lực, tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
-
Thiếu thuốc dùng phẫu thuật tim là do nhu cầu tăng cao
-
Hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững
-
Tập huấn chính sách pháp luật cho các cấp công đoàn ngành Dầu khí
-
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trước các phương thức kinh doanh mới
-
Cần tạo cơ chế đột phá cho chuyển đổi số và nghiên cứu phát triển
-
Thu hút nguồn lực cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
-
Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ gặp nhiều thách thức trong tiến trình chuyển đổi số
-
Ngày 16/8, số mắc Covid-19 mới tăng vọt lên gần 3.000 ca, 2 bệnh nhân tử vong
-
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Qatar