Cà Mau: Ngành tôm vững niềm tin phát triển
Thứ Bảy, 18/06/2022 18:46:58
(BKTO) - 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản của Cà Mau đạt 511,8 triệu USD, bằng 47,8% kế hoạch, tăng 55,2% so cùng kỳ. Với kết quả thu về bình quân trên 100 triệu USD/tháng và có nhiều cơ hội tăng rất cao trong các quý tiếp theo, xuất khẩu ngành tôm Cà Mau được kỳ vọng sẽ vượt kế hoạch đề ra.
![]() |
Xuất khẩu tôm của Cà Mau đang phục hồi nhanh chóng. Nguồn: TTXVN |
Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Cà Mau cho thấy, các Hiệp định Thương mại tự do đã mang đến cho các DN xuất khẩu thuỷ sản nhiều cơ hội tốt, nâng cao kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường như: Mỹ tăng 85,5%, EU tăng 59%, Australia tăng 165,4%, Canada tăng 87,9%, Hàn Quốc tăng 14,5%, Nhật tăng 2,6%...
Xuất khẩu tôm tăng mạnh kéo theo giá tôm nguyên liệu tăng theo. Hiện nay, loại 20 con/kg được thu mua tại đầm tôm có giá từ 225.000-235.000 đồng/kg; loại 30 con/kg 185.000-195.000 đồng/kg; loại 40 con/kg 160.000-170.000 đồng/kg. Các nhà máy chuộng tôm kích cỡ lớn, chủ yếu xuất nguyên con hoặc chế biến hàng gia tăng, xuất sang thị trường Mỹ, châu Âu.
Nhìn chung, nguồn nguyên liệu đầu vào đang ổn định, đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất tại các nhà máy. Hoạt động nuôi tôm trên địa bàn Cà Mau đang phát triển rất tốt, chuyển dần hình thức nuôi thâm canh sang siêu thâm canh, nhất là sau khi Cà Mau kiểm soát được dịch Covid-19.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có thêm 154 hộ với 109,5 ha chuyển đổi hình thức sản xuất, đưa tổng diện tích nuôi theo hình thức siêu lợi nhuận này hiện là 3.861,4 ha/3.934 hộ nuôi, tăng 4,9% kế hoạch, tăng 20,2% so cùng kỳ; bình quân đạt từ 40-45 tấn/ha/năm.
Cùng với những chuyển biến trong nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đến nay đã đạt 165.760 ha và điều đáng mừng là diện tích đang thả nuôi đạt 99,2%. Đây là nguồn lực không nhỏ cung ứng lượng tôm có kích cỡ lớn cho chế biến xuất khẩu, góp phần đưa sản lượng tôm 5 tháng đầu năm 2022 tăng 10,4% so cùng kỳ, dự báo đến cuối tháng 6 đạt 118.245 tấn.
Ngoài ra, sản lượng tôm từ nghề khai thác cũng đã đạt 4.085 tấn, tăng 24% so cùng kỳ, góp phần không nhỏ vào tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu với cột mốc cuối năm đạt trên 1 tỷ USD.
Theo Công văn số 879/TTg-QHQT ngày 29/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án “Phát triển thuỷ sản bền vững tỉnh Cà Mau”, tổng mức đầu tư cho dự án khoảng 23,1 triệu USD (tương đương 536 tỷ đồng), trong đó nguồn vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) 19,5 triệu USD (tương đương 452 tỷ đồng) và nguồn đối ứng 84 tỷ đồng.
Dự án ưu tiên tập trung vào 2 hợp phần chính, gồm phát triển kết cấu hạ tầng khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản; nâng cao năng lực quản lý, nâng cao giá trị sản phẩm thuỷ sản và được triển khai trên vùng thuộc các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển và Trần Văn Thời trong giai đoạn 2022-2025.
Dự án đề ra 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển ngành thuỷ sản bền vững, trong đó tập trung cho hội nhập quốc tế sâu rộng, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường thông qua xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng; đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực quản lý và tổ chức sản xuất; phát triển liên kết chuỗi giá trị, tổ chức sản xuất khai thác, nuôi trồng, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực…
Với hướng đi này, mục tiêu đến năm 2030 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trên địa bàn Cà Mau đạt 1,65 tỷ USD có thể hiện thực hóa. Từ đó, đưa thuỷ sản Cà Mau trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; giữ vị trí mũi nhọn, chủ lực; góp phần đảm bảo an ninh lương thực, an sinh - xã hội; xây dựng làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh; lao động thuỷ sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước.
THÙY LÊ
- TAG
- CÀ MAU
Tin cùng chuyên mục
-
Phát huy nguồn lực, tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
-
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trước các phương thức kinh doanh mới
-
Cần tạo cơ chế đột phá cho chuyển đổi số và nghiên cứu phát triển
-
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động tố tụng
-
Phiên họp Chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 11 nội dung
-
Khẩn trương khắc phục lỗi thu phí tự động không dừng
-
Tháng 9/2022, sẽ trình Bộ Chính trị Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
-
Phối hợp hiệu quả, hợp tác chặt chẽ trong việc giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế: Cần cả giải pháp trước mắt và lâu dài
-
Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Đọc nhiều nhất
-
Phát huy nguồn lực, tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
-
Thiếu thuốc dùng phẫu thuật tim là do nhu cầu tăng cao
-
Hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững
-
Tập huấn chính sách pháp luật cho các cấp công đoàn ngành Dầu khí
-
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trước các phương thức kinh doanh mới
-
Cần tạo cơ chế đột phá cho chuyển đổi số và nghiên cứu phát triển
-
Thu hút nguồn lực cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
-
Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ gặp nhiều thách thức trong tiến trình chuyển đổi số
-
Ngày 16/8, số mắc Covid-19 mới tăng vọt lên gần 3.000 ca, 2 bệnh nhân tử vong
-
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Qatar