3 ưu tiên cần thúc đẩy trong hợp tác tiểu vùng ASEAN
Thứ Tư, 01/12/2021 10:38:25
(BKTO) - 3 ưu tiên cần thúc đẩy trong hợp tác tiểu vùng ASEAN: Lấy người dân làm chủ thể, làm trung tâm, làm mục tiêu và động lực cho phát triển; tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế; tăng cường kết nối cả về hạ tầng, kinh tế và văn hóa để đẩy mạnh thu hẹp khoảng cách phát triển.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi đẩy mạnh đoàn kết, hợp tác và chung tay phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia như điều kiện thiết yếu để đảm bảo tăng trưởng bao trùm và bền vững. Ảnh: Chính phủ |
Đây là 3 ưu tiên được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Diễn đàn cấp cao của ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững, sáng 30/11.
Đây là Diễn đàn đầu tiên của ASEAN về chủ đề này, là dịp để các nước thành viên ASEAN, các đối tác của ASEAN, các tổ chức khu vực và quốc tế cũng như cộng đồng DN cùng trao đổi, xác định các cơ hội, thách thức, tiềm năng và phương hướng thúc đẩy hợp tác phát triển tại các tiểu vùng.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, do tính chất đa dạng của ASEAN, phát triển ở các tiểu vùng đều nằm tại vị trí địa lý quan trọng của khu vực, rất cần được ASEAN quan tâm, chú trọng. Cùng với quá trình liên kết khu vực được thúc đẩy nhanh và sâu rộng của ASEAN, việc gắn kết và đảm bảo các vùng, miền theo kịp với tiến trình phát triển chung của khu vực có ý nghĩa đặc biệt. Thủ tướng kêu gọi đẩy mạnh đoàn kết, hợp tác và chung tay phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia như điều kiện thiết yếu để đảm bảo tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Thủ tướng chỉ ra 3 ưu tiên cần thúc đẩy trong hợp tác tiểu vùng. Một là, lấy người dân làm chủ thể, làm trung tâm, làm mục tiêu và động lực cho phát triển.
Hai là, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế giúp nâng cao năng lực đảm bảo phát triển bền vững ở các tiểu vùng; đề nghị các nước ASEAN, các đối tác, nhất là các nước phát triển, các tổ chức khu vực và quốc tế và cộng đồng DN tích cực ủng hộ, giúp đỡ các nước đang phát triển ở các tiểu vùng về nguồn lực tài chính, chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ xanh… nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên tự nhiên, ứng phó hiệu quả các thách thức.
Ba là, tăng cường kết nối cả về hạ tầng, kinh tế và văn hóa để đẩy mạnh thu hẹp khoảng cách phát triển, tạo thuận lợi cho cuộc sống người dân và phát triển kinh tế ở các tiểu vùng.
Những định hướng quan trọng được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu cũng phù hợp với quan tâm và ý kiến chung của nhiều đại biểu và diễn giả tại Diễn đàn. Đẩy mạnh kết nối, thúc đẩy hội nhập kinh tế, tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, sử dụng và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy du lịch… là những nội dung hợp tác chủ đạo được các nước ASEAN, các đối tác và các tổ chức khu vực, quốc tế thống nhất cần đẩy mạnh. Các ý kiến khẳng định tầm quan trọng và tính gắn kết tương hỗ chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau giữa nỗ lực phát triển ở các tiểu vùng và tiến trình liên kết khu vực của ASEAN. Các đại biểu cũng thống nhất cần tận dụng và khai thác hiệu quả các tiềm năng hợp tác còn tiềm ẩn ở các tiểu vùng, tạo cơ hội kinh doanh, đầu tư cho các DN trong và ngoài khu vực.
Trong nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về “Thúc đẩy hợp tác tiểu vùng trong ASEAN, hướng tới phục hồi và phát triển bền vững” được trình bày tại Diễn đàn, ADB đề cao vai trò của các hành lang kinh tế tiểu vùng trong tăng cường kết nối và liên kết kinh tế khu vực; gắn kết nhịp nhàng, hiệu quả giữa các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng cũng như với các kế hoạch phát triển chung của ASEAN, nhất là trong bối cảnh đẩy mạnh phục hồi từ tác động của đại dịch Covid-19 và đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) 2030.
Một số đề xuất hợp tác mới đã được các đối tác đưa ra, trong đó có thúc đẩy đối thoại, trao đổi giữa ASEAN với các đối tác về hợp tác phát triển tiểu vùng trong giai đoạn tới, nhằm triển khai cụ thể các nội dung thỏa thuận tại Diễn đàn lần này.
Các đại biểu hoan nghênh và đánh giá cao vai trò và đóng góp của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác phát triển ở các tiểu vùng, vì mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển và phát triển đồng đều, bền vững trong ASEAN. Dự kiến các đề xuất, khuyến nghị của Diễn đàn sẽ được tổng hợp, báo cáo lên Lãnh đạo cấp cao ASEAN để xem xét, cho chỉ đạo./.
HỒNG NHUNG
- TAG
- ASEAN
Tin cùng chuyên mục
-
Chủ tịch Quốc hội đến Budapest, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hungary
-
Ngày 26/6, có 557 ca nhiễm Covid-19 mới tại 32 tỉnh, thành phố
-
Ngành dầu khí cần không ngừng đổi mới, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng
-
Thu ngân sách năm 2020 giảm nhưng bội chi thấp hơn mức cho phép
-
Các nguyên tắc làm việc của Chính phủ
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia
-
Khẩn trương rà soát các quy định về mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế
-
Nhiều bất cập trong dự toán thu, chi NSNN năm 2020
-
Lãnh đạo Việt Nam và Campuchia trao đổi Thư mừng kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chống tham nhũng phải kiên trì, nhân văn, bài bản và thuyết phục
Đọc nhiều nhất
-
Rwanda: Sai phạm dai dẳng phá hỏng các mục tiêu của Chính phủ
-
Tuyệt đối không để người bệnh bảo hiểm y tế phải tự mua thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục được hưởng
-
Chủ tịch Quốc hội đến Budapest, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hungary
-
Ngày 26/6, có 557 ca nhiễm Covid-19 mới tại 32 tỉnh, thành phố
-
Ngành dầu khí cần không ngừng đổi mới, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng