Tổng sản phẩm quý 1 của Việt Nam ước tính tăng 3,82%

(BKTO) - “Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu (EU) đang chứng kiến tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1 của Việt Nam ước tính tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước.”




Ảnh minhhọa - Nguồn: VN+

Nội dung trên được ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết tại buổi họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý 1 diễn ra chiều 27/3.

Theo ông Lâm, kinh tế thế giới đang suy giảm khi giá dầu thô rớt mạnh, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Iran và đặc biệt là dịch COVID-19 bùng phát mạnh trên toàn cầu dẫn đến Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục cắt giảm lãi suất, nhiều nước châu Âu đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan đã đe dọa chuỗi cung ứng và làm tăng nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, sản phẩm tiêu dùng.

Trong khi đó, ở trong nước, toàn bộ hệ thống chính trị đặt ưu tiên hàng đầu là phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người dân. Đặc biệt nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm cho thấy hiệu quả trong chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân để đẩy lùi dịch bệnh, duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo đó trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,08% (đóng góp 0,2% vào mức tăng trưởng chung), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,15% (đóng góp 58,4%), riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,12%, tuy đạt mức tăng không cao nhưng vẫn đóng vai trò là động lực chính của tăng trưởng kinh tế quý I năm nay. Ngoài ra, khu vực dịch vụ tăng 3,27% (đóng góp 41,4%), trong đó các ngành dịch vụ thị trường như: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,69%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,19%.

Về cơ cấu nền kinh tế trong quý 1, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,11%; khu vựccông nghiệpvà xây dựng chiếm 35,52%; khu vực dịch vụ chiếm 43,71%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,66% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 10,15%; 35,31%; 43,99%; 10,55%).

Trên góc độ sử dụngGDPquý 1, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,07% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư tăng 2,92% (cùng kỳ năm trước tăng 7,22%), tích lũy tài sản tăng 2,20%; xuất khẩu hàng hóa vàdịch vụtăng 1,59% và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,05%.

Theo VN+
Cùng chuyên mục
  • Có tới 18.600 doanh nghiệp phải ngừng kinh doanh trong quý 1
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Báo cáo kinh tế-xã hội từ Tổng cục thống kê đưa ra ngày 27/3 cho biết nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19.
  • Tháng Ba: CPI giảm 0,72% do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và cuộc chiến giá dầu giành thị phần thế giới giữa Tổ chức các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) với Nga làm cho giá xăng dầu thế giới giảm mạnh, nguồn cung gia cầm dồi dào là các nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Ba giảm 0,72% so với tháng Hai và tăng 0,34% so với tháng 12/2019. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 3 năm nay đã tăng 4,87%.
  • Bộ Tài chính trình Dự thảo gói 80.200 tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo dự thảo Nghị định được Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Chính phủ ngày 26/3, đối tượng được áp dụng bao gồm doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh hoạt động kinh doanh trong các ngành thuộc danh mục ngành kinh tế được xác định theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 5/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và các đối tượng là doanhnghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
  • Đề xuất 6 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trước những khó khăn của doanh nghiệp do tác động của dịch bệnh Covid-19, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) mới đây đã đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động.
  • Giá sách giáo khoa mới: Đảm bảo lợi ích doanh nghiệp nhưng phù hợp với túi tiền phụ huynh
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Thời điểm này, các đơn vị tham gia biên soạn, phát hành sách giáo khoa (SGK) lớp 1 đang hoàn tất việc kê khai giá để công khai đến phụ huynh học sinh cả nước. Tuy nhiên, việc tính toán giá SGK mới nên như thế nào để vừa bảo đảm DN có thể hoạt động, tiếp tục tham gia làm sách, vừa bảo đảm quyền lợi của phụ huynh, học sinh đang là bài toán khó.
Tổng sản phẩm quý 1 của Việt Nam ước tính tăng 3,82%