Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 7 tháng 2020 giảm 1,3% so với cùng kỳ

(BKTO) - Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2020 ước tính đạt 285,12 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 145,79 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2%; nhập khẩu đạt 139,33 tỷ USD, giảm 2,9%. Cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng ước tính xuất siêu 6,5 tỷ USD.



                
   

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2020 ước tính đạt 285,12 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước - Ảnh minh họa

   

Kim ngạch xuất khẩu tháng 7 ước đạt 23 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2020 ước tính đạt 23 tỷ USD, tăng 1,9% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 2,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 14,5 tỷ USD, tăng 1,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu tháng 7/2020 tăng nhẹ 0,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 10,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 4,9%.

Tính chung 7 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 145,79 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 50,76 tỷ USD, tăng 13,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 95,03 tỷ USD (chiếm 65,2% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 5,7%.

Tổng cục Thống kê cho biết, trong 7 tháng có 23 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 87% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó: Điện thoại và linh kiện đạt 25,7 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 23,1 tỷ USD, tăng 24,3%; hàng dệt may đạt 16,2 tỷ USD, giảm 12,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12,4 tỷ USD, tăng 27,1%; giày dép đạt 9,5 tỷ USD, giảm 7,9%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,1 tỷ USD, tăng 6,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 4,4 tỷ USD, giảm 12,3%; thủy sản đạt 4,4 tỷ USD, giảm 6,4%; sắt thép đạt 2,5 tỷ USD, giảm 2,7%.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của đa số các mặt hàng nông sản đều giảm so với cùng kỳ năm trước như: Rau quả đạt 2 tỷ USD, giảm 12,3%; cà phê đạt 1,8 tỷ USD, giảm 0,5% (lượng giảm 0,1%); hạt điều đạt 1,7 tỷ USD, giảm 4% (lượng tăng 10,4%); cao su đạt 855 triệu USD, giảm 20,3% (lượng giảm 15,1%); hạt tiêu đạt 405 triệu USD, giảm 20,6% (lượng giảm 6,5%). Duy nhất sản phẩm gạo đạt 1,9 tỷ USD, tăng 10,9% (lượng giảm 1,4%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 76,5 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 52,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (tăng 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019). Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 53,3 tỷ USD, giảm 1,6% và chiếm 36,6% (giảm 0,7 điểm phần trăm). Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 11,6 tỷ USD, giảm 3,7% và chiếm 8% (giảm 0,3 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt 4,4 tỷ USD, giảm 6,4% và chiếm 3% (giảm 0,2 điểm phần trăm).

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng với kim ngạch đạt 37,9 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 23,5 tỷ USD, tăng 18,4%. Thị trường EU đạt 19,5 tỷ USD, giảm 5,9%. Thị trường ASEAN đạt 12,8 tỷ USD, giảm 15,4%. Nhật Bản đạt 10,9 tỷ USD, giảm 5%. Hàn Quốc đạt 10,7 tỷ USD, giảm 0,4%.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 7 giảm 2,9% so với cùng kỳ

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2020 ước tính đạt 22 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,2 tỷ USD, tăng 5,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,8 tỷ USD, tăng 6,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu tháng 7/2020 ước tính giảm 2,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 8,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 10,9%.
                
   

Nhập khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện trong tháng 7 đạt 32,6 tỷ USD (chiếm 23,4% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 14% so với cùng kỳ năm trước - Ảnh minh họa

   

Tính chung 7 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 139,33 tỷ USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 61,86 tỷ USD, tăng 1,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 77,47 tỷ USD, giảm 6,2%.

Trong 7 tháng có 25 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 83,6% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 32,6 tỷ USD (chiếm 23,4% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 14% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 19,9 tỷ USD, giảm 4%; điện thoại và linh kiện đạt 7,1 tỷ USD, giảm 2,4%; vải đạt 6,6 tỷ USD, giảm 14,9%; sắt thép đạt 4,8 tỷ USD, giảm 14,1%; chất dẻo đạt 4,6 tỷ USD, giảm 12,4%; sản phẩm chất dẻo đạt 3,9 tỷ USD, tăng 5,8%;...

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu trong 7 tháng, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 41,6 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 24,3 tỷ USD, giảm 9,2%; ASEAN đạt 16,7 tỷ USD, giảm 11,3%; Nhật Bản đạt 11,2 tỷ USD, tăng 5,1%; Hoa Kỳ đạt 8,3 tỷ USD, tăng 2,5%; EU đạt 8,3 tỷ USD, tăng 6%.

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 7 ước tính xuất siêu 1 tỷ USD. Tính chung 7 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 6,5 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 17,6 tỷ USD.
PHÙNG NGUYÊN
Cùng chuyên mục
  • PVN – Mục tiêu lớn cần giải pháp đúng
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Giai đoạn 2020 – 2025, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về “định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035”, đồng thời cập nhật các quan điểm của Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Trung ương về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
  • Vinamilk - lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh trong Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tiếp tục được đánh giá thuộc danh sách "50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam" do Báo Nhịp cầu đầu tư bình chọn lần thứ 9 liên tiếp (2011-2019). Trước đó, Forbes Việt Nam cũng đã vinh danh Vinamilk tại Bảng xếp hạng 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2020.
  • Ngành công nghệ thông tin - viễn thông ghi dấu ấn trên thị trường
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngành công nghệ thông tin (CNTT) - viễn thông được đánh giá là một ngành kinh tế quan trọng, có giá trị xuất khẩu cao với doanh thu ước đạt 112 tỷ USD (năm 2019), tăng trưởng 9,8% so với năm 2018, đóng góp hơn 14% GDP và nộp NSNN trên 53.000 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2020, nhất là giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các DN trong ngành phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là lĩnh vực ít bị ảnh hưởng nhất và tạo được nhiều điểm sáng.
  • PVN - Bản lĩnh vượt qua thử thách
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam lần thứ III nhiệm kỳ 2020 - 2025 có nhiệm vụ kiểm điểm kết quả việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ II (Nghị quyết); quyết định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp 5 năm tới của Đảng bộ. Đại hội được tiến hành theo phương châm: “Bản lĩnh - Trách nhiệm - Đoàn kết - Đổi mới - Hành động”, với chủ đề: “Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Tập đoàn) giữ vai trò nòng cốt thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam”.
  • PVN vượt khủng hoảng “kép”, đưa các dự án về đích  đúng tiến độ
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) Liên tiếp trong các ngày 28-29/7/2020 đã diễn ra hai sự kiện quan trọng, có ý nghĩa thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025 đó là Lễ Gắn biển công trình Đốt lửa lần đầu Lò hơi Tổ máy số 1, Sân phân phối 500kv Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 (NMNĐ Sông Hậu 1) và dự án sản xuất phân bón phức hợp từ urea nóng chảy của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC). Để đạt được những dấu mốc quan trọng cho các dự án trên, không chỉ bằng nỗ lực của từng đơn vị, từng nhà thầu, mà còn là nỗ lực của cả hệ thống chính trị Tập đoàn với quyết tâm vượt qua khủng hoảng “kép” chưa từng có trong lịch sử.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 7 tháng 2020 giảm 1,3% so với cùng kỳ