Tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chính ngạch vào Trung Quốc

(BKTO) - Dung lượng thị trường và nhu cầu tiêu dùng đối với nhóm hàng nông sản của Trung Quốc rất lớn. Điều này đã tạo ra lực hút và sự quan tâm của những quốc gia có thế mạnh sản xuất nông sản trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, DN Việt phải nâng cao chất lượng cũng như thay đổi phương thức xuất khẩu.




Tỷ lệ xuất khẩu nông sản chính ngạch của Việt Nam vào Trung Quốc vẫn còn khiêm tốn - Ảnh: Huy Thành

Thị trường ngày càngkhó tính

Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với 1,3 tỷ dân. Dự báo trong 15 năm tới, các sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ vượt qua hàng chục tỷ USD. Năm 2018, kim ngạch nhập khẩu nông sản của nước này đã lên tới hơn 137 tỷ USD. Theo nhận định của các DN, Trung Quốc là thị trường có tiềm năng xuất khẩu rất lớn đối với hàng hoá của Việt Nam. Tuy nhiên, những yêu cầu của thị trường này ngày càng khắt khe hơn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bao bì đóng gói, an toàn thực phẩm… khiến nhiều mặt hàng Việt vốn quen xuất tiểu ngạch sang thị trường này không đáp ứng được. Ngoài ra, các DN sản xuất, xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn chưa chú trọng xây dựng, đăng ký thương hiệu tại thị trường Trung Quốc để có thể tham gia vào hệ thống phân phối chính thức của nước này. Vì vậy, trong thời gian qua, tỷ lệ nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường đông dân nhất thế giới bằng con đường chính ngạch vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng và nhu cầu.

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam Trương Đình Hoè, trong năm 2018, xuất khẩu tôm vào thị trường Trung Quốc đã sụt giảm do giá xuất khẩu giảm và tác động của việc điều chỉnh các chính sách về biên giới của Trung Quốc nhằm hạn chế tình trạng gian lận thương mại đối với các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Trung Quốc.

Mặt khác, Trung Quốc đưa ra các chính sách siết chặt vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu vào Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đường bộ. Việc này làm giảm xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Trung Quốc nhưng lại mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch qua đường biển. Hầu như các DN xuất khẩu thuỷ sản tại phía Nam đã chuyển từ vận chuyển đường bộ sang đường biển. So với xuất khẩu qua đường tiểu ngạch bằng đường bộ, xuất khẩu chính ngạch bằng đường biển giúp các DN hạn chế rủi ro về thanh toán, chất lượng sản phẩm và tiết kiệm được chi phí.

Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, ông Hòe cho rằng, các cơ quan chức năng của Việt Nam cần thực hiện quản lý chất lượng thông qua việc cấp và kiểm tra chứng thư chất lượng đối với hàng xuất khẩu đi Trung Quốc. Thực tế, có tới 80% thủy sản Việt Nam đang xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, không cần xin chứng thư chất lượng. Điều này dễ tạo ra những hệ lụy về chất lượng sản phẩm cũng như làm xấu đi hình ảnh của thủy sản Việt Nam.

Thay đổi phương thứcsản xuất và xuất khẩu

Để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, nhiều chuyên gia và DN trong ngành nông sản, thủy sản đề xuất, các Bộ, ngành và Chính phủ cần có động thái can thiệp để các cơ quan chức năng Trung Quốc cùng ngồi lại với phía Việt Nam, tính toán và tăng danh mục loại nông, thủy sản được nhập chính ngạch vào Trung Quốc. Cùng với đó, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu, DN Việt Nam cần thay đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu. Không nên xem Trung Quốc là thị trường dễ tính mà cần có sự đầu tư nghiêm túc để nâng cao chất lượng hàng hóa, thực hiện truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn của quốc gia này về bao bì đóng gói, ghi nhãn hàng hóa và mã vạch vùng miền để xuất khẩu bền vững cũng như nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Với kinh nghiệm nhiều năm nhập khẩu trái cây, rau quả từ Việt Nam, Giám đốc Công ty Liaocheng Xinghao IM&Export Co.Ltd - ông Shi Xin Biao - khuyến cáo, trong 10 năm tới, tốc độ tăng về nhu cầu trái cây, rau quả của Trung Quốc sẽ có xu hướng chậm lại, yêu cầu về chất lượng tăng lên; thương mại điện tử cũng sẽ giúp người tiêu dùng Trung Quốc tiếp cận nhanh hơn với nguồn hàng. Do vậy, DN Việt Nam cần cung cấp các sản phẩm ổn định, chất lượng tốt, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc; tìm hiểu cụ thể nhu cầu của khách hàng, bởi mỗi vùng ở Trung Quốc sẽ có thói quen tiêu dùng khác nhau. Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam cần tạo cơ chế cho DN xây dựng, phát triển hệ thống kho bãi, kho bảo quản lạnh nhằm bảo đảm tốt nhất chất lượng sản phẩm.

Đại diện các cơ quan chức năng của Trung Quốc cho rằng, để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc, cần phát huy vai trò dẫn dắt của các Bộ, ngành thông qua việc nghiên cứu, khảo sát, nắm rõ tình hình và xu hướng thay đổi của thị trường tiêu dùng để xây dựng chính sách chỉ đạo và hướng dẫn; quan tâm theo dõi về nhu cầu tiêu dùng để đưa ra những sản phẩm phù hợp. Đồng thời, DN cần chủ động quảng bá ra thị trường Trung Quốc qua những sự kiện quan trọng, có nhiều khách hàng tham dự như: Hội chợ Trung Quốc - ASEAN, Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc… Đặc biệt, các DN và cá nhân không nên sản xuất và bán các sản phẩm nông nghiệp chất lượng kém vì lợi ích trước mắt, cần đầu tư để nâng cấp và ổn định về chất lượng, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.

THU HUYỀN
Theo Báo Kiểm toán số 14 ra ngày 04-4-2019
Cùng chuyên mục
  • Phát triển giao thông vận tải đường thủy để giảm chi phí logistics
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo đánh giá của nhiều chuyên gia giao thông, Việt Nam có nhiều thế mạnh về bờ biển, đường thủy nội địa, lẽ ra, đường thủy phải là giao thông chủ lực để vận tải hàng hóa và hành khách. Tuy nhiên, thời gian qua, giao thông vận tải (GTVT) đường bộ phát triển rất mạnh, còn giao thông đường thủy lại giảm dần tỷ trọng. Vì vậy, cần đầu tư, phát triển hơn nữa vận tải đường thủy nội địa, từ đó giảm chi phí logistics.
  • Đổi mới phương thức quản lý an toàn thực phẩm
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm hơn 95% số thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành; đồng thời chuyển từ tiền kiểm sang tăng cường hậu kiểm… là những đổi mới căn bản của ngành y tế trong quản lý an toàn thực phẩm nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho DN kinh doanh thực phẩm, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
  • DNNVV khởi nghiệp sáng tạo – nắm bắt thời cơ phát triển
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Nhằm tạo cơ hội và làm rõ thách thức tăng trưởng của DN nhỏ và vừa (DNNVV) khởi nghiệp sáng tạo, qua đó chia sẻ cơ hội, bài học thành công và các giải pháp để DNNVV có thể vận dụng, kêu gọi vốn đầu tư và tăng trưởng thành công, sáng 5/4, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) tổ chức hội thảo “DNNVV khởi nghiệp sáng tạo- nắm bắt thời cơ phát triển”
  • Hiệp định CPTPP đặt ra không ít thách thức đối với doanh nghiệp Việt
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo Bộ Công Thương, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mở ra cơ hội rất lớn cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhất là đối với nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Nhưng cơ hội đó có trở thành những con số cụ thể trong gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tận dụng ưu đãi của các doanh nghiệp (DN) Việt.
  • Chấn chỉnh sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công tại Khu liên hợp Thể thao quốc gia Mỹ Đình
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Liên quan đến những sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công tại Khu Liên hợp Thể thao quốc gia Mỹ Đình (khu liên hợp) có địa chỉ tại quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội, Thanh tra Chính phủ vừa được giao thanh tra toàn diện việc chấp hành quy định của pháp luật về công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công tại khu liên hợp và báo cáo Thủ tướng.
Tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chính ngạch vào Trung Quốc