Tiềm năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán nhìn từ các doanh nghiệp niêm yết uy tín

(BKTO) - Top 10 doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2019 của nhóm cổ phiếu Blue chip (cổ phiếu có tính dẫn dắt thị trường) chính thức được Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố ngày 21/6.



Cụ thể, danh sách Top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2019- Nhóm cổ phiếu Blue chip gồm:
                
   

Nghiên cứuvà công bố của Vietnam Report (tháng 6/2019)

   

Bên cạnh đó, Vietnam Report cũng công bố danh sách Top 10 doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2019- Nhóm cổ phiếu Mid cap (cổ phiếu có vốn hóa trung bình)
                
   

Nghiên cứu và công bố của Vietnam Report (tháng 6/2019)

   

Bứt phá sau 1 năm thăng trầm

Năm 2018 được đánh giá là một năm đầy thăng trầm của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. VN-Index tiếp đà tăng trưởng mạnh trong quý đầu năm 2018 để đạt mức cao kỷ lục 1.204,3 điểm vào ngày 9/4/2018. Tuy nhiên, thị trường không thể giữ được sức bền và kết thúc năm ở mức 892,54 điểm; giảm 25,8% so với mức đỉnh và 9,3% so với cuối năm 2017, ghi nhận năm giảm điểm đầu tiên kể từ năm 2011. Tương tự, chỉ số HNX-Index kết thúc năm ở mức 104,2 điểm, giảm 11%, chỉ số UPCOM-Index đóng cửa ở mức 52,8 điểm, giảm 4% so với cuối năm 2017.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường chứng khoán năm 2019 có nhiều biến động hơn 2018 do các yếu tố trong và ngoài nước. Thị trường sẽ tiếp tục biến động trước các thông tin từ quốc tế như cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ kéo dài, triển vọng tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu cùng làn sóng bán tháo ngắn hạn trên nhiều thị trường, giá dầu có xu hướng biến động mạnh trong nửa cuối năm 2019 do khả năng duy trì cắt giảm sản lượng của OPEC+ và rủi ro xung đột thương mại lan ra toàn cầu.

Tâm lý lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu cùng rủi ro thương mại tiếp tục leo thang sẽ khiến thị trường trong nước và khu vực có những phiên biến động ngắn hạn, thanh khoản rơi vào mức thấp. Tuy nhiên, dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào TTCK Việt Nam cùng kỳ vọng nâng hạng thị trường trong 2020 và dự thảo Luật chứng khoán mới sẽ là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho sự tăng trưởng và ổn định của thị trường.

Các chuyên gia dự báo, vốn hóa TTCK Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện mạnh mẽ trong năm 2019, đặc biệt là sàn HSX và UPCOM. Vốn hóa sàn HSX đã tăng lên mức kỷ lục khi đạt 3,228 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 5 vừa qua. Sàn UPCOM tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng vốn hóa mạnh mẽ khi tăng lên mức đỉnh lịch sử 1.020 nghìn tỷ đồng cuối tháng 3/2019. Riêng sàn HNX tiếp tục đà suy giảm và đạt 184 nghìn tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2017.

Dòng vốn ngoại tiếp tục duy trì ở mức tích cực trên sàn HSX và UPCOM. Dòng vốn ngoại tiếp tục được duy trì tích cực trên HSX và UPCOM trong 5 tháng đầu năm 2019 với mức mua ròng lần lượt là 9.659 và 394 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên sàn HNX trong 5 tháng đầu năm ở mức 292 tỷ đồng.

Xu hướng đầu tư chứng khoán 2019

Trên TTCK, các cổ phiếu Blue Chip tiếp tục giữ vai trò định hướng. Các thương vụ bán vốn lớn thành công như Techcombank (0,9 tỷ USD), Vinhomes (1,35 tỷ USD), và gần nhất là Vingroup (1 tỷ USD), cùng các thương vụ thoái vốn nhà nước như Vinaconex (VCG), PVOIL (OIL) và PV Power (POW)… đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, duy trì dòng vốn ngoại đổ vào TTCK Việt Nam.

Bên cạnh đó, thị trường được dự đoán sẽ hình thành một đợt sóng mới với sự tăng giá của các cổ phiếu vốn hóa trung bình (Mid cap). Nền kinh tế Việt Nam, suy cho cùng, cũng được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ. Các doanh nghiệp niêm yết được dự đoán sẽ hưởng lợi nhiều nhất là các nhà phát triển khu công nghiệp (nhờ việc di dời các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam), các công ty hậu cần (logistics) và dệt may. Những lĩnh vực này đa phần được chi phối bởi các cái tên thuộc nhóm Mid cap. Định giá của nhóm cổ phiếu mid cap đang ở mức rẻ, P/E ở mức 9,3 lần vào thời điểm cuối năm 2018.
                
   

Top 5 ngành hấp dẫn đầu tư nhất trong năm 2019 - Khảo sát tháng 6/2019 của Vietnam Report

   

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, lợi ích của cuộc chiến thương mại cuối cùng sẽ chuyển sang các công ty bán lẻ - hàng tiêu dùng, các ngân hàng vốn hóa lớn và các nhà phát triển bất động sản khi lượng người nước ngoài làm việc và sinh sống tại Việt Nam gia tăng, thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu của tầng lớp trung lưu mới nổi. Vì thế, dự báo được đưa ra là nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ - hàng tiêu dùng sẽ có tiềm năng hấp dẫn đầu tư nhất trong thời gian tới.
         
Luật chứng khoán sửa đổi là giải pháp được mong chờ nhất trong thời gian tới khi 27,3% doanh nghiệp niêm yết, nhà đầu tư và chuyên gia trong ngành cho rằng, Chính phủ nên tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, trọng tâm xây dựng Luật chứng khoán sửa đổi để hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của TTCK (Khảo sát của Vietnam Report tháng 6/2019).

QUỲNH ANH
Cùng chuyên mục
  • Xuất khẩu tía tô sang Nhật Bản: Hành trình gian nan, giá trị vững vàng
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - “Gói ghém trong giá trị của từng lá tía tô xuất khẩu lên tới 700 đồng/lá phải là sự chuẩn mực đến từng chi tiết mà không phải bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể thực hiện được”. Đó là điều mà chúng tôi rút ra được khi đến thăm trang trại trồng tía tô xuất khẩu của Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm Bắc Ninh tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh) vào một buổi chiều tháng 6.
  • Xử lý tin đồn - Doanh nghiệp niêm yết, nhà đầu tư cần bình tĩnh, sáng suốt!
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Gần đây, thị trường chứng khoán liên tục xuất hiện nhiều tin đồn thất thiệt, gây thiệt hại cho nhà đầu tư và ảnh hưởng trực tiếp tới giá cổ phiếu giao dịch. Trong bối cảnh thông tin nhiễu loạn, phức tạp, các thành viên thị trường, nhất là nhà đầu tư và DN niêm yết cần bình tĩnh để đưa ra biện pháp ứng phó hiệu quả.
  • EVN quyết liệt đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu, cổ phần hóa
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Giai đoạn 2019-2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tiếp tục đẩy nhanh việc sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hoá và thoái vốn theo định hướng của Đảng và Nhà nước, với quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Đề án Tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu DN thuộc EVN giai đoạn 2017-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  • Việt Nam đang đứng trước nguy cơ  khủng hoảng tài nguyên nước
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Kết quả nghiên cứu độc lập của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây đã xác định tình trạng ô nhiễm tài nguyên nước là mối đe dọa lớn đối với việc đảm bảo an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của Việt Nam. Dự báo đến năm 2035, vấn đề ô nhiễm nguồn nước có thể gây tổn thất cho nước ta khoảng 3,5% GDP mỗi năm.
  • Hệ thống cảng biển Việt Nam:  Nhiều tiềm năng nhưng chưa phát huy được lợi thế
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Việt Nam có 29/63 tỉnh, thành phố ven biển, con đường vận tải trên biển Đông với mật độ đứng thứ 2 thế giới. Vì vậy, vai trò của vận tải biển cũng như hệ thống cảng biển của Việt Nam trong phát triển kinh tế là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để phát triển cảng biển và kinh tế biển xứng tầm với tiềm năng, cần sớm tháo gỡ những nút thắt, nhất là kết cấu hạ tầng kết nối cảng biển.
Tiềm năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán nhìn từ các doanh nghiệp niêm yết uy tín