Thiếu ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu: “Doanh nghiệp Việt chịu thiệt đơn, thiệt kép”

(BKTO) - Xây dựng thương hiệu, thương hiệuquốc gia (THQG) trong nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam, đó là chủ đềxuyên suốt chuỗi sự kiện chào mừng “Ngày Thương hiệu Việt Nam - 20/4” năm nay.Tại Diễn đàn THQG với truyềnthông và cộng đồng do Bộ Công thương tổ chức diễn ra ngày 20/4, nhiều đại biểu cùngchung nhận định: DN Việt đang chịu nhiều thiệt hại khi thiếu ý thức xây dựng vàbảo vệ thương hiệu.




Đông đảo các đại biểu tham dự Diễn đàn. Ảnh:NGUYỄN LỘC

Xây dựng, phát triển thương hiệu còn nhiều bất cập

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công thương, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng THQG nhận định, phát triển thương hiệu đang là chủ đề nóng và cấp thiết, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Việc xây dựng thương hiệu DN, hình ảnh quốc gia là rất quan trọng, do đó, nếu không có biện pháp cần thiết để xây dựng, quảng bá thương hiệu thì các DN sẽ không tận dụng được cơ hội tạo ra, chưa kể những rủi ro to lớn mà DN gặp phải trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tếquốc tế và tự do hoá thương mại.

Đánh giá về thực trạng công tác phát triển hình ảnh và THQG của các DN trong nước thời gian trước đây, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Thế Đức cho rằng, công tác này hiện còn nhiều bất cập lớn như bị lép vế trước các thương hiệu nước ngoài trên chính thị trường nội địa; bị cạnh tranh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... Nguyên nhân bắt nguồn từ nhận thức và sự quan tâm chưa đầy đủ của các cấp, các ngành và chính DN. “Nhiều DN Việt Nam đang chịu thiệt đơn, thiệt kép do thiếu hiểu biết pháp luật, không có ý thức về xây dựng và bảo vệ thương hiệu” - ông Đức nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Thịnh - thành viên Ban cố vấn chương trình THQG cho biết: qua khảo sát của chương trình về hiểu biết của đại diện lãnh đạo DN với chương trình THQG, dù chưa hoàn tất, nhưng trong số 147 phiếu hỏi thu được, chỉ có 9 người biết đến THQG, trong số đó, không ai biết rõ thủ tục để tham gia chương trình. Theo ông Thịnh, thực tế này phần nào cho thấy công tác truyền thông và nhận thức của chính DN về chương trình THQG còn nhiều hạn chế.

Tại diễn đàn, nhiều ý kiến cũng cho rằng, trong số 63 DN được công nhận THQG năm 2014, có tới 48 DN được nhận danh hiệu nhiều lần, số DN mới được công nhận chỉ là 15 DN, như vậy là chưa tương xứng với tiềm năng, cũng như chưa tạo được lợi thế cho các DN phát triển, hội nhập. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng THQG lý giải, chương trình không có giới hạn, nhưng do các DN không đáp ứng được tiêu chí đề ra nên không được công nhận. “Nhiều DN lớn, nhưng không phù hợp tiêu chí của chương trình thì cũng chưa thể được công nhận THQG” - ông Hải cho biết.

Muốn giữ thương hiệu, DN phải tự đổi mới mình

Đánh giá về kết quả sau 3 năm triển khai chương trình THQG (2012-2015), đại diện Bộ Công thương cho biết, với sự nỗ lực không ngừng của các Bộ, ngành, địa phương và sự tham gia hưởng ứng của cộng đồng DN, chương trình bước đầu được triển khai hiệu quả, trong đó có việc nâng cao nhận thức về thương hiệu và tăng cường năng lực kinh doanh, phát triển thương hiệu cho DN. Theo ông Đỗ Kim Lang - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), điểm đáng chú ý là THQG dành cho DN không được duy trì cố định mà được bình xét lại sau 2 năm DN được trao. Do đó, các DN phải thường xuyên đổi mới, tự hoàn thiện mình để tiếp tục xứng đáng với THQG. Những DN không đáp ứng được tiêu chí của chương trình đều bị tước bỏ THQG và không có sự nhân nhượng để đảm bảo công bằng, minh bạch.

Thành viên Ban cố vấn chương trình THQG, ông Nguyễn Quốc Thịnh cũng thông tin thêm, hiện có hai hướng chính xây dựng THQG, đó là xây dựng thương hiệu tập thể và THQG như một thương hiệu chứng nhận. Việt Nam và một số nước Đông Nam Á đang đi theo hướng thứ hai. Ông Thịnh cũng cho biết, vai trò của các cơ quan truyền thông đại chúng, đặc biệt các cơ quan báo chí là kênh truyền thông chính thức, góp phần khẳng định giá trị THQG.

Nhiều chuyên gia dự diễn đàn khuyến cáo, các DN ngay từ bây giờ phải đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu, song hành với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tạo dựng lòng tin với người tiêu dùng. Chương trình cần hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các DN nhỏ và vừa để đẩy mạnh xuất khẩu, bán được hàng với giá tốt hơn, số lượng nhiều hơn; mở rộng đối tượng tham gia chương trình cho các mặt hàng khác, đặc biệt là nông sản... Đây cũng là nguyện vọng chung được đại diện nhiều DN tham dự diễn đàn đề cập.

Phát biểu kết thúc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đánh giá: Chương trình THQG đã có những hỗ trợ tích cực giúp cho DN hội nhập, mở rộng quan hệ đối tác để phát triển, nhưng đồng thời qua đó đã góp phần quảng bá THQG thông qua những sản phẩm nổi trội của DN ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, ông Hải cũng nhấn mạnh, vai trò của DN trong việc phát triển thương hiệu, đặc biệt là THQG đóng vai trò quyết định và Nhà nước không thể làm thay. Do đó, các DN phải phát huy trí tuệ, chung sức đồng lòng thúc đẩy lộ trình xây dựng và phát triển THQG, hòa nhịp với tiến trình hội nhập.

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Quản lý chặt nguồn cung chất cấm trong chăn nuôi
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở nên nhứcnhối và nhận được sự quan tâm của dư luận. Không nhức nhối sao được khi nó đangkhiến cho “con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn thế” (lời một đạibiểu Quốc hội). Tìm giải pháp cho vấn nạn này, theo nhiều đại biểu tại Diễn đàn: “Giải pháp quản lý chất cấm và lạm dụng khángsinh trong chăn nuôi” là cần phải cóbiện pháp hữu hiệu để quản lý chặt nguồn cung chất cấm trong chăn nuôi.
  • PCI - “Nhịp trống thôi thúc công cuộc cải cách”
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đó là thông điệp lớn nhất mà TS. Vũ Tiến Lộc - Chủtịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi tới lãnh đạo 63 tỉnh,thành phố trên cả nước tại Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI2015 với kỳ vọng các địa phương sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa trong công cuộc cảicách môi trường kinh doanh.
  • Hướng tới tín dụng nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tín dụng nông nghiệp được xem như chìa khóa đểphát triển nông nghiệp và khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những năm qua nguồn tín dụng được đưa vào nôngnghiệp rất ít và người nông dân rất khó tiếp cận. Tìm giải pháp cho vấn đề này,vừa qua, Cơ quan Hợp tác Quốc tếNhật Bản (JICA) phối hợp cùng Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hộinghị “Hướng tới tín dụng nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - từnghiên cứu cho tỉnh Lâm Đồng”.
  • Dịch vụ dầu khí nâng cao sức cạnh tranh
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Sau những nỗ lực tái cấutrúc mạnh mẽ trong giai đoạn 2011-2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tự tinphát triển dịch vụ dầu khí - 1 trong 5 lĩnh vực cốt lõi của Tập đoàn. Đến nay,hầu hết các đơn vị của Tập đoàn đều có đủ năng lực và có khả năng cạnh tranh tốthơn để thực hiện các yêu cầu dịch vụ dầu khí ở thị trường trong nước và quốc tế.
  • Rào cản và cơ hội của doanh nghiệp trong hội nhập
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong bối cảnh hội nhập, DN Việt Nam ngày càng có nhiều điều kiện trựctiếp giao thương và tiếp nhận đầu tư một cách rộng mở với các nước có nền côngnghiệp và kinh tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, để nắm bắt được những cơ hộităng trưởng, DN cần nhìn nhận và xác định rõ vị trí hiện tại của mình, những cơhội và thách thức để từ đó xác định được hướng đi đúng đắn nhất.
Thiếu ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu: “Doanh nghiệp Việt chịu thiệt đơn, thiệt kép”