Phát hiện vụ việc vi phạm điển hình trên môi trường thương mại điện tử

(BKTO) - Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa cho biết, Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã nhận toàn bộ hồ sơ bàn giao từ Đội Quản lý thị trường số 6 để ra quyết định xử phạt đối với 01 vụ việc vi phạm điển hình trên môi trường thương mại điện tử.



Cụ thể, trong đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi năm 2019, ngày 22/01/2019, Đội Quản lý thị trường số 6 phối hợp với lực lượng công an kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm hành chính của 01 cơ sở kinh doanh tại khu đô thị Mễ Trì Hạ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện chủ hộ kinh doanh đang kinh doanh 57 mặt hàng với hơn 1.380 đơn vị sản phẩm thuốc và mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất, không xuất trình được hóa đơn chứng từ.
                
   

Lực lượng chức năng đang kiểm tra tại cơ sở kinh doanh

   
Do đó, Đoàn kiểm tra tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa này để tiếp tục xác minh làm rõ. Tại buổi làm việc ngày 23/01/2019, ông Nguyễn Bá Tước (chủ hộ kinh doanh) trình bày sử dụng website nhathuoc18.com để kinh doanh hàng hóa và chưa thực hiện thông báo với Bộ Công Thương theo quy định. Tổng trị giá hàng hóa theo giá niêm yết trên website lên tới 1,471 tỷ đồng.

Ngày 25 và 29/01/2019, Đoàn kiểm tra cùng chủ hộ kinh doanh tiến hành mở niêm phong hàng hóa tạm giữ để xác định chủng loại hàng hóa và để tiến hành thẩm định giá với sự tham gia của đại diện Công ty cổ phần Tư vấn thẩm định giá tài sản Việt Nam.

Tại buổi làm việc, ông Tước khẳng định: Toàn bộ số hàng hóa mua về và niêm yết giá trên website: nhathuoc18.com với nguyên tắc mua vào 1, niêm yết với giá gấp 10 lần nhưng thực tế không bao giờ bán được bằng giá niêm yết. Ông Tước thừa nhận đã buôn bán hàng hóa là hàng cấm chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam với tổng trị giá hàng hóa là mỹ phẩm theo giá mua vào là 98.772.300 đồng. Còn các mặt hàng là thực phẩm chức năng không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ có trị giá hàng hóa theo giá mua vào là 40.758.800 đồng.

Theo kết quả thẩm định giá của Công ty cổ phần tư vấn thẩm định giá tài sản Việt Nam, Hội đồng định giá xác định giá trị hàng hóa vi phạm cụ thể như sau: Tổng trị giá các mặt hàng thuốc là 8.894.000 đồng; Tổng trị giá các mặt hàng mỹ phẩm là 124.356.000 đồng; Tổng trị giá các mặt hàng thực phẩm chức năng là 49.977.000 đồng.

Xác định vụ việc này không có yếu tố hình sự, các kết quả cuộc họp các bên đều thống nhất đề nghị xử lý vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Bá Tước về 06 hành vi vi phạm, gồm: Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định; Đối với hành vi thiết lập website thương mại điện tử bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Kinh doanh hàng hóa nhập lậu là thực phẩm chức năng; Kinh doanh thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; Bán thuốc chưa được phép lưu hành; Kinh doanh mỹ phẩm chưa thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Trên cơ sở đó, Đội Quản lý thị trường số 6 đã đề xuất và bàn giao toàn bộ hồ sơ cho Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội để ra quyết định xử phạt chủ hộ kinh doanh này với tổng số tiền 116.500.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng vi phạm với tổng trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy là 183.227.000 đồng.

P. KHANG
Cùng chuyên mục
  • Khắc phục “thẻ vàng”,  đưa hải sản Việt vươn ra thế giới
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thời gian qua, việc khắc phục “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) trong vấn đề chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU) đã được thực hiện một cách đồng bộ từ T.Ư tới địa phương, được EC ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, tại một số địa phương, việc triển khai các giải pháp khắc phục vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu quyết liệt.
  • Nâng “chất” thu hút đầu tư nước ngoài
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Không ai có thể phủ nhận, kết quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là minh chứng về thành tựu đổi mới và hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, trước một số bất cập, hạn chế phát sinh từ thực tế, việc định hướng cũng như hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI cho phù hợp với tình hình mới đang trở thành yêu cầu cấp thiết.
  • Đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của thế giới
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Đó là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn “Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 - Thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức ngày 22/2 tại Hà Nội.
  • Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ:  "Năm 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam vượt khó thành công"
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Sáng nay 22/2, tại Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2019.
  • Sẽ chính thức thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- "Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát" sẽ góp phần nâng cao chất lượng thông tin thống kê, phản ánh sát thực và đầy đủ hơn về tình hình kinh tế- xã hội của đất nước, phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, các ngành, lĩnh vực và địa phương.
Phát hiện vụ việc vi phạm điển hình trên môi trường thương mại điện tử