Kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng ước đạt 59,1 tỷ USD

(BKTO)- Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản 10 tháng năm 2019 ước đạt 59,1 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 33,18 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu ước khoảng 25,9 tỷ USD, giảm 0,5%, xuất siêu 7,3 tỷ USD (cao hơn 664 triệu USD so với cùng kỳ năm trước).



                
   

Xuất khẩu rau quả 10 tháng năm 2019đạt 2,3 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ- Ảnh minh họa (Nguồn: TTXVN)

   
Như vậy, thặng dư thương mại nông, lâm, thủy sản đạt 7,3 tỷ USD, cao hơn 664 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Đến nay, ngành nông nghiệp có 6 nhóm, sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD.

Trong tháng 10, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 3,6 tỷ USD, tăng gần 17% so với tháng 9; trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt 1,4 tỷ USD, lâm sản chính đạt gần 1,05 tỷ USD, thủy sản đạt 834 triệu USD và chăn nuôi đạt 55 triệu USD… Lũy kế 10 tháng, nhóm lâm sản vẫn duy trì sự tăng trưởng mạnh đạt 9,04 tỷ USD, tăng 18,8% và chiếm 27,2% tỷ trọng xuất khẩu.

Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước như cao su tăng 5,6%; chè tăng 14,3%; quế tăng 32%; mây tre, cói tăng 40,6%; các sản chăn nuôi tăng 3,9%... Trong khi đó, nhóm nông sản chính vẫn giảm 7,4%, ước đạt 15,25 tỷ USD, chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu; thủy sản ước đạt 7,06 tỷ USD, giảm 2,4%, tỷ trọng chiếm 21,3%. Nguyên nhân, một số mặt hàng nông sản mặc dù lượng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2018 nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh nên giá trị xuất khẩu giảm như: Hạt điều, hạt tiêu và gạo; riêng cà phê giảm cả về giá trị và lượng, giá trị xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, giảm 22,3% (lượng giảm 14,6%).

Một số mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước: rau quả đạt 2,3 tỷ USD, giảm 1,3%, rau quả giảm chủ yếu do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm do nhiều mặt hàng nông sản trước xuất khẩu theo tiểu ngạch, nay việc chuyển sang xuất khẩu chính ngạch còn gặp nhiều khó khăn. Trung Quốc siết chặt quy định về dư lượng hóa chất, an toàn thực phẩm, yêu cầu về vật liệu đệm, lót, bao bì…; hạt điều, hạt tiêu và gạo mặc dù lượng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2018 nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh nên giá trị xuất khẩu giảm (hạt điều đạt 2,7 tỷ USD, giảm 4,8% (lượng tăng 21,3%), gạo đạt 2,43 tỷ USD, giảm 9,1% (lượng tăng 6,1%), hạt tiêu đạt 631 triệu USD, giảm 7,2% (lượng tăng 21,2%); riêng cà phê giảm cả về giá trị và lượng, giá trị xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, giảm 22,3% (lượng giảm 14,6%).

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam, chiếm 26,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; tiếp đến là Hoa Kỳ chiếm 21,7%; EU chiếm 11,9%; ASEAN chiếm 10,3%.

Trong thời gian tới dự báo từ Bộ NN&PTNT thôn cho biết; thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục suy giảm; cùng đó sự gia tăng các rào cản thương mại, nhất là từ thị trường Trung Quốc khiến xuất khẩu nông sản tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh lớn; giá xuất khẩu một số nông sản chủ lực tiếp tục xu hướng giảm.

Bộ NN&PTNT sẽ theo dõi tình hình tiêu thụ nông sản tại các cửa khẩu, khó khăn vướng mắc; đánh giá tác động chính sách của Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch, tạm nhập tái xuất tại cửa khẩu biên giới, cập nhật tình hình Tổng cục Hải quan Trung Quốc về phê duyệt bộ hồ sơ đăng ký xuất khẩu chính ngạch yến sào Việt Nam; tổ chức đoàn xúc tiến thương mại nông sản tại Trung Quốc, Ấn Độ; chuẩn bị tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại Hà Lan, Nga.

Bên cạnh việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tích cực đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, giữ ổn định các thị trường truyền thống, tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng, Bộ NN&PTNT sẽ hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp triển khai tích cực, khai thác hiệu quả cơ hội của các hiệp định tự do thương mại đem lại, tăng cường các hoạt động phát triển thị trường.

PHÙNG NGUYÊN (Tổng hợp)
Cùng chuyên mục
  • Cởi trói chính sách, điện nông thôn bừng sáng
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Được cởi trói về cơ chế và chính sách, việc cải thiện lưới điện hạ áp nông thôn của Việt Nam đã đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế các địa phương nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Đây là đánh giá được đưa ra khi cùng nhìn lại kết quả 22 năm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội Khóa X về tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn.
  • Nhập khẩu có tác động mạnh tới giá thịt gà và nguồn cung trong nước?
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Lãnh đạo Bộ Công Thương vừa khuyến cáo, cần phải kiểm soát tình hình chăn nuôi gà thịt, đáp ứng đúng quy hoạch, tránh dẫn đến nguồn cung quá lớn, làm giảm giá bán như hiện nay.
  • Áp dụng IFRS:  Trách nhiệm không của riêng doanh nghiệp
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Việt Nam đã hoàn thiện việc xây dựng lộ trình áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính (IFRS). Để áp dụng thành công IFRS, các DN cần chuẩn bị những hành trang cần thiết. Tuy nhiên, chỉ có sự nỗ lực của DN thôi chưa đủ…
  • Thiếu chính sách ưu đãi, công nghiệp ô tô khó phát triển
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo các chuyên gia, để ngành công nghiệp và phụ tùng ô tô thực sự trở thành một trong 6 ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, bắt kịp với các nước trong khu vực, các nhà quản lý, cơ quan hữu quan cần phải hoàn thiện chính sách thuế và có những giải pháp hỗ trợ tài chính thiết thực.
  • Sớm hiện thực hóa thanh toán bằng tài khoản viễn thông
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt đang là xu thế tất yếu trong thời đại số hóa và Cách mạng công nghiệp 4.0. Thời gian qua, mặc dù loại hình thanh toán này ở nước ta đã có sự phát triển nhanh chóng nhưng 90% các giao dịch vẫn sử dụng tiền mặt. Để thay đổi thói quen này, điều quan trọng là phải tạo cho người dân được trải nghiệm các tiện ích và bắt kịp với xu thế của thế giới.
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng ước đạt 59,1 tỷ USD