Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 7 có dấu hiệu khởi sắc

(BKTO) - Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 7/2020 tiếp tục xu hướng tăng trở lại nhờ các chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 7 cũng đạt 13,9 nghìn lượt người, tăng 58,7% so với tháng trước.



                
   

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 tăng 3,3% so với tháng trước - Ảnh minh họa

   
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 đạt 431,9 nghìn tỷ đồng

Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước tính đạt 431,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 333,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% và tăng 7%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 48,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,2% và giảm 4,4%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 29,6% và giảm 59,7%; doanh thu dịch vụ khác đạt 48,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2% và tăng 0,9%.

Tính chung 7 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.799,6 nghìn tỷ đồng, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 4,8% (cùng kỳ năm 2019 tăng 9%).

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng đạt 2.218 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,2% tổng mức và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước do tháng 7 là tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2020 nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường, khôi phục lại nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 7,6%; lương thực, thực phẩm tăng 7,5%; may mặc tăng 0,3%; phương tiện đi lại giảm 6,4%; vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 1,9%.

Một số địa phương có mức doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: Hải Phòng tăng 10,6%; Đồng Nai tăng 9,8%; Hà Nội tăng 9,1%; TP. HCM tăng 8,2%; Bình Định tăng 6,3%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 3,5%; Thanh Hóa tăng 0,7%.

Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng năm nay ước tính đạt 280,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 10% tổng mức và giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,1%). Cụ thể, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như: Khánh Hòa giảm 59,1%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 46,5%; TP. HCM giảm 45,1%; Cần Thơ giảm 27,5%; Đà Nẵng giảm 24,5%; Thanh Hóa giảm 21,5%; Hà Nội giảm 18,9%; Đồng Tháp giảm 12,4%; Quảng Ninh giảm 11,8%; Hải Phòng giảm 10%.

Doanh thu du lịch lữ hành 7 tháng ước tính đạt 11,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng mức và giảm 55,4% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành 7 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như: Khánh Hòa giảm 76,4%; TP. HCM giảm 74,9%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 63,3%; Đà Nẵng giảm 58,6%; Cần Thơ giảm 57,1%; Quảng Ninh giảm 50,5%; Quảng Bình giảm 48,6%; Hà Nội giảm 38,6%; Thanh Hóa giảm 38,5%; Bình Định giảm 38%; Hải Phòng giảm 23,7%.
                
   

Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 7 đạt 13,9 nghìn lượt người, tăng 58,7% so với tháng trước - Ảnh minh họa

   
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 58,7%

Thống kê của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, khách quốc tế đến nước ta trong tháng 7 đạt 13,9 nghìn lượt người, tăng 58,7% so với tháng trước, chủ yếu là khách quốc tế nhập cảnh bằng đường bộ nhưng vẫn giảm 98,9% so với cùng kỳ năm 2019 do Việt Nam chưa mở cửa du lịch quốc tế. Tính chung 7 tháng năm nay, khách quốc tế đến nước ta chỉ đạt gần 3,8 triệu lượt người, giảm 61,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong số khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7, khách đến từ châu Á đạt 2.742,9 nghìn lượt người, chiếm 73%, giảm 63,9% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh như: Trung Quốc đạt 926,5 nghìn lượt người, giảm 67,9% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc 824,1 nghìn lượt người, giảm 65,7%; Nhật Bản 202 nghìn lượt người, giảm 61,5%; Đài Loan 192,8 nghìn lượt người, giảm 62,7%; Malaysia 116,6 nghìn lượt người, giảm 65,4%; riêng khách đến từ Campuchia đạt 120,5 nghìn lượt người, tăng 88,9%.

Theo thống kê, khách đến từ châu Âu trong 7 tháng ước tính đạt 666,6 nghìn lượt người, giảm 48,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến từ Liên bang Nga đạt 245,8 nghìn lượt người, giảm 38,1%; Vương quốc Anh 81,6 nghìn lượt người, giảm 56,4%; Pháp 74,6 nghìn lượt người, giảm 57,3%; Đức 61,5 nghìn lượt người, giảm 53,8%.

Khách đến từ châu Mỹ ước tính đạt 234,5 nghìn lượt người, giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là khách đến từ Hoa Kỳ đạt 172,9 nghìn lượt người, giảm 62,9%...
PHÙNG NGUYÊN
Cùng chuyên mục
  • Mục tiêu bảo đảm an ninh  năng lượng còn nhiều thách thức
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại Diễn đàn cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020 nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, những thách thức, hạn chế trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đã được làm rõ, yêu cầu phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để giải quyết.
  • Thị trường trái phiếu doanh nghiệp  phát triển nóng, tiềm ẩn rủi ro
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Hơn 2 năm trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có hiện tượng tăng trưởng nóng, tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư, DN phát hành và sự ổn định của thị trường. Để thị trường này phát triển lành mạnh và bền vững, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp.
  • Thị trường chứng khoán sẽ diễn biến  tích cực trong nửa cuối năm
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo đánh giá của các chuyên gia, định giá của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang ở mức hấp dẫn tương đối so với các nền kinh tế trong khu vực châu Á xét trên chỉ số P/E (chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa thị giá cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế trong một năm của DN), P/B (tỷ lệ giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách) và ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu). Có 62,5% chuyên gia chứng khoán và DN niêm yết trong khảo sát của Vietnam Report cho rằng TTCK Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020 sẽ sôi động, diễn biến khá tích cực. Tuy nhiên, vẫn có tới 37,5% dự đoán thị trường có nhiều biến động và có thêm những cú sốc mới.
  • Giao dịch không tiếp xúc tăng trưởng mạnh trong giai đoạn dịch COVID-19
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Giao dịch không tiếp xúc tăng trưởng mạnh trong giai đoạn dịch COVID-19 là thông tin vừa được Visa - Công ty Công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới cho hay. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2020, giao dịch không tiếp xúc của Visa đã tăng hơn 500% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị giao dịch không tiếp xúc của Visa tăng hơn 600% so với cùng kỳ.
  • PVN sẵn sàng cho ngày hội lớn
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (Đại hội) sẽ chính thức diễn ra trong hai ngày 3 và 4/8/2020 tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của các đại biểu chính thức được bầu từ đại hội 33 đảng bộ/chi bộ trực thuộc và đại biểu đương nhiên là ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn đương nhiệm, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của gần 1,5 vạn Đảng viên và gần 6 vạn người lao động Dầu khí trong toàn Tập đoàn.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 7 có dấu hiệu khởi sắc