Chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

(BKTO) - Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốclần thứ XII của Đảng đã khẳng định: Một trong những thành tựu quan trọng củanền kinh tế Việt Nam 5 năm qua chính là lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ môdần ổn định. Đây là kết quả của việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đóchính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt đóng vai trò quan trọng. Điều này mộtlần nữa được các chuyên gia nhấn mạnh khi nhìn lại kết quả điều hành chính sáchtiền tệ giai đoạn 2011-2015.





NHNN đã chủ động, linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hoàn thành mục tiêu kiềm chế lạm phát. Ảnh: TK
Lạm phát từng là thách thức đối với nền kinh tế

Tham luận tại Hội thảo “Hoạt động quản lý, điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2015 và những tác động đối với nền kinh tế” mới đây, hầu hết các chuyên gia đều nhắc lại thời kỳ 2006-2010. Đó là khoảng thời gian “nước sôi, lửa bỏng”, lạm phát trở thành một thách thức lớn, đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô. Mức lạm phát thực tế thường xuyên cao hơn mục tiêu đề ra và đạt đỉnh 19,83% vào năm 2008. Mức độ biến động của lạm phát qua mỗi năm cũng rất lớn, bình quân khoảng 6%/năm trong thời kỳ này.

Lý giải nguyên nhân của thực trạng trên, GS.TS Trần Thọ Đạt - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các cộng sự, nhận định: Một trong những yếu tố quan trọng gây sức ép đến lạm phát chính là tiền tệ. Giai đoạn 2006-2010, áp lực bù đắp những thiếu hụt về vốn cho phát triển kinh tế đã dồn lên vai hệ thống ngân hàng và chi NSNN thông qua việc phát hành tiền và đưa tín dụng ra nền kinh tế. Cụ thể, giai đoạn này, tốc độ cung tiền của Việt Nam đạt trung bình khoảng 30%, cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực; tín dụng tăng bình quân 35% khiến hệ số dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam tăng từ 40% (năm 2004) lên 71% (năm 2006) và trên 120% (năm 2010). Việc thực hiện các chính sách kích thích kinh tế liên tục qua các năm cùng với dòng vốn vào (cả đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp) tăng mạnh nhưng hiệu quả sử dụng không cao đã tích tụ mầm mống gây ra lạm phát cao trong giai đoạn này. Mặt khác, áp lực lạm phát cao còn do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phần nào lúng túng trong việc ứng xử với các dòng vốn nước ngoài. Khi các dòng vốn này ồ ạt vào Việt Nam kể từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2008, với mong muốn ổn định tỷ giá, NHNN đã phải cung ứng tiền đồng Việt Nam để mua lại ngoại tệ. Việc này đã làm tăng khối lượng dự trữ ngoại hối song để rút bớt lượng tiền trong lưu thông khi can thiệp ổn định tỷ giá, NHNN đã thực hiện bán tín phiếu với lãi suất cao, thậm chí áp dụng bán tín phiếu bắt buộc với ngân hàng thương mại quy mô lớn…Tuy nhiên, các biện pháp này chưa đạt mức độ và tính kịp thời như mong muốn. Chính vì vậy, cung tiền tăng mạnh trong giai đoạn 2007-2008. Cùng với việc gia tăng tín dụng ở mức cao, lạm phát đã bắt đầu leo thang và đạt đỉnh vào năm 2008. Bước sang năm 2009 lạm phát có giảm do tác động của suy thoái kinh tế nhưng sau đó đã tăng trở lại ở mức 18,13% (năm 2011).

Kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu

Trước thực trạng trên, ngày 24/02/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ - CP xác định nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2011-2015 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, thông qua các Nghị quyết chỉ đạo điều hành hàng năm, Chính phủ đã xác định rõ vai trò của NHNN trong thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và chủ động linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ.

Bám sát chủ trương của Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô từng năm, NHNN đã chủ động, linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hoàn thành mục tiêu kiềm chế lạm phát. Nhờ vậy, lạm phát giảm mạnh từ 18,13% (năm 2011) xuống 6,81% (năm 2012), 6,04% (năm 2013) và xuống mức kỷ lục 1,84% (năm 2014); năm 2015 dự kiến vào khoảng 2%.

Phân tích những nguyên nhân dẫn đến thành công trong điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2015, PGS.TS Đặng Ngọc Đức - Viện trưởng Viện Tài chính ngân hàng (Đại học Kinh tế Quốc dân), nêu quan điểm: Bên cạnh các yếu tố chủ quan đóng vai trò chủ đạo, một số yếu tố mang tính khách quan như cầu của nền kinh tế sụt giảm, cầu nhập khẩu kém đã tạo thuận lợi nhất định cho cân đối và ổn định tỷ giá; hay giá dầu giảm sâu, giá nông sản, nhiều nguyên liệu giảm cũng tạo thuận lợi cho kiểm soát lạm phát và hạ nhiệt lãi suất.

Tuy nhiên, TS. Trương Văn Phước - Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia lại cho rằng: Nếu coi việc giá nông sản và giá năng lượng xuống thấp là “cái hên” trong điều hành chính sách thì “cái hay” của nhà điều hành là đã loại trừ sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào lạm phát trong khoảng thời gian dài. Tác động tích cực từ chính sách chống đô la hóa và ổn định tỷ giá; việc điều hòa, kiểm soát cung tiền nhịp nhàng giúp tín dụng tăng ổn định và vững chắc hơn so với giai đoạn tăng trưởng nóng 2006-2010… Tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô.

Tỷ lệ lạm phát xuống thấp là thành quả lớn nhất của việc điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2015. Tiếp nối thành công này, năm 2016, chính sách tiền tệ được nhiều chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục hướng tới 2 mục tiêu kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cảnh báo: Nếu nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế, rất có thể sẽ đưa nền kinh tế vào tình trạng lạm phát hoặc nếu ổn định và thắt chặt chính sách tiền tệ thì lại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Rõ ràng, sự cân bằng giữa 2 mục tiêu ổn định và phát triển đòi hỏi NHNN phải “nghệ thuật” hơn trong điều hành.

NGỌC MAI
Cùng chuyên mục
  • Doanh nghiệp tư nhân và những thách thức từ TPP
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Lĩnh vực đầu tư được đưa vào trong một chương của Hiệp định Đối táckinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với những điều khoản về đối xửbình đẳng giữa DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và DN nội địa. Điều này sẽ cónhững tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) hiện đang chiếm tỷlớn tại Việt Nam.
  • Thị trường trái phiếu: Nhiều cơ hội mới cho nhà đầu tư
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Để hoàn thành nhiệm vụ huy động 250nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong năm 2015 (đến nay huy động đạt 49% kếhoạch), bên cạnh sản phẩm truyền thống là trái phiếu thanh toán lãi định kỳ, BộTài chính sẽ triển khai 2 sản phẩm mới là trái phiếu không thanh toán lãi địnhkỳ (Zero – coup bond) và trái phiếu lãi suất thả nổi để đáp ứng nhu cầu của nhàđầu tư vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, Bộ sẽ áp dụng một số giải pháp như đa dạnghóa các kỳ hạn trái phiếu, tạo dựng cơ chế để phát triển hệ thống nhà đầu tư…
  • Huy động nguồn lực tài chính để CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Huyđộng mạnh mẽ nguồn lực tài chính đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đang là vấnđề lớn, có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần thực hiện thắng lợi công cuộcCNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của nước ta hiện nay.
  • Hiệu quả hóa chức năng  tài chính doanh nghiệp
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đólà chủ đề của cuộc hội thảo do Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) và Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) vừatổ chức tại Hà Nội. Với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà quản lý trong nướcvà quốc tế, Hội thảo đã tập trung thảo luận về nhiều vấn đề thời sự của tàichính doanh nghiệp (DN) hiện nay.
  • Đổi mới cơ chế phân bổ vốn cho các chương trình mục tiêu
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Nhằm khắc phụcnhững bất cập trong việc sử dụng vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốcgia và chương trình mục tiêu (sau đây gọi chung là chương trình), dự kiến kếhoạch phân bổ vốn đầu tư từ NSNN cho các chương trình giai đoạn 2016-2020 củaChính phủ đã có nhiều đổi mới theo hướng cắt giảm số lượng chương trình; điềuchỉnh cơ chế hỗ trợ, mức hỗ trợ vốn nhằm sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tăng cườngtính chủ động của địa phương.
Chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô