Cần gần 229 tỷ đồng hỗ trợ phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

(BKTO)- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về dự trù kinh phí hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi năm 2020.



                
   

Ảnh minh họa - Nguồn: sưu tầm.

   

Theo đó, tổng kinh phí dự trù hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh năm 2020, bao gồm kinh phí hỗ trợ tiêu hủy lợn và tổ chức phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi từ ngày 1/1/2020 - 31/12/2020 là 228,9 tỷ đồng; trong đó, kinh phí dự kiến từ nguồn Trung ương là 159,3 tỷ đồng; từ nguồn địa phương là 69,6 tỷ đồng.

Căn cứ diễn biến tình hình và hoạt động phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trong 7 tháng năm 2020, ước tính kinh phí cho giai đoạn từ đầu năm đến 31/7/2020 là 92,8 tỷ đồng.

Cụ thể, kinh phí hỗ trợ người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch là 41,2 tỷ đồng (nguồn Trung ương là 29,8 tỷ đồng, địa phương là 11,4 tỷ đồng); kinh phí tổ chức phòng, chống bệnh dịch là 51,6 tỷ đồng (nguồn Trung ương là 37,0 tỷ đồng, địa phương là 14,6 tỷ đồng).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước tính kinh phí phòng, chống dịch bệnh cho giai đoạn từ ngày 1/8 đến 31/12/2020 là 136,1 tỷ đồng.

Cụ thể, kinh phí hỗ trợ người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch là 29,4 tỷ đồng (nguồn Trung ương là 21,3 tỷ đồng, địa phương là 8,2 tỷ đồng); kinh phí tổ chức phòng, chống bệnh dịch là 106,7 tỷ đồng (nguồn Trung ương là 71,3 tỷ đồng, địa phương là 35,4 tỷ đồng).

Kinh phí dự trù hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi năm 2020 dựa theo mức hỗ trợ cơ sở chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do dịch với giá 35.000 đồng/kg lợn hơi; hỗ trợ kinh phí người tham gia phòng, chống dịch không thấp hơn ngày công lao động phổ thông tại địa phương là 150.000 đồng/người/ngày làm việc; 250.000 đồng/người/ngày nghỉ, ngày lễ, tết.
Theo TTXVN
Cùng chuyên mục
  • Chứng khoán sáng 24/8: Cổ phiếu lớn nhỏ đua nhau tăng giá
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường chứng khoán sáng nay (24/8), giúp cho các chỉ số tăng ngay khi mở cửa. Đà tăng của thị trường được duy trì đến hết phiên sáng.
  • 75 Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9: Phát triển bền vững, bao trùm và hội nhập
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- 75 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục. Từ một nước nghèo, lạc hậu, thiếu ăn, Việt Nam đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Hầu hết các lĩnh vực - nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ - đều ngày càng phát triển, góp phần quan trọng cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập cho người dân.
  • Ngành gỗ trước cơ hội lớn EVFTA
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (EVFTA) mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu các mặt hàng nói chung và sản phẩm gỗ của Việt Nam nói riêng. Không chỉ mở ra cho ngành gỗ nhiều cơ hội về gia tăng giá trị xuất khẩu, mở rộng thị trường, việc thực thi EVFTA cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh, hướng đến sự phát triển bền vững.
  • EVFTA và EVIPA: Có là thỏi nam châm thu hút đầu tư?
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Được ví như là “con đường cao tốc” kết nối giữa Việt Nam và EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 đã và đang mở ra nhiều kỳ vọng cho kinh tế Việt Nam nhất là trong bối cảnh kinh tế đang bị ảnh hưởng của dịch COVID-19. Để hiểu rõ hơn về những cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam khi tham gia EVFTA, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, VCCI.
  • Sức vươn mạnh mẽ trong xuất khẩu của Việt Nam
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua đã thể hiện sức vươn mạnh mẽ trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đình trệ. Đặc biệt, Việt Nam đã vượt qua Bangladesh - quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Cần gần 229 tỷ đồng hỗ trợ phòng, chống dịch tả lợn châu Phi