Việt Nam không dùng chính sách tiền tệ, tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh

(BKTO)- Đó là khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng khi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về việc Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách cần giám sát.



Tại phiên chất vấn sáng 6/6, đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) đã chất vấn Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh về việc Bộ Tài chính Mỹ đã gửi Quốc hội Mỹ báo cáo đưa 9 nước, trong đó Việt Nam vào danh sách cần giám sát. “Chính phủ đã dự báo trước tình huống này chưa? Khó khăn, trở ngại, thách thức của Việt Nam gặp phải sẽ là gì? Giải pháp để Chính phủ xử lý vấn đề này như thế nào”- đại biểu Hàm đặt câu hỏi.

Trả lời chất vấn của đại biểu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng cho biết, vào ngày 29/5/2019, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố báo cáo về các chính sách kinh tế vĩ mô thương mại và tỷ giá của các nước đối tác có quan hệ thương mại lớn với Hoa Kỳ và đưa ra danh sách 9 quốc gia cần phải theo dõi, giám sát, trong đó có Việt Nam.

Theo quy định phía Hoa Kỳ, có 3 tiêu chí để đánh giá các quốc gia có quan hệ thương mại lớn với Hoa Kỳ. Thứ nhất là có thặng dự thương mại với phía Hoa Kỳ mà trên 20 tỷ đô la. Thứ hai, có thặng dư cán cân vãng lai trên 2% GDP. Thứ ba, có can thiệp ngoại hối một chiều, tức là mua dòng ngoại tệ trong vòng 6 tháng liên tục của 2% GDP.
                
   

Thống đốc Lê Minh Hưng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội- Ảnh: quochoi.vn

   

Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, Việt Nam thỏa mãn 2 tiêu chí của Hoa Kỳ, tức là có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ lớn hơn 20 tỷ và có thặng dư cán cân vãng lai trên 2% GDP. Còn về can thiệp ngoại hối một chiều chúng ta thấp hơn ngưỡng phía Hoa Kỳ đưa ra. Báo cáo của phía Hoa Kỳ đưa ra cũng có kết luận không có quốc gia nào trong danh sách này thực hiện việc thao túng tiền tệ.

“Chúng ta cũng khẳng định với phía các đối tác Hoa Kỳ là chúng ta điều hành chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Chúng ta không dùng chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có chính sách tiền tệ, tỷ giá để tạo cạnh tranh, tạo lợi thế thương mại một cách không công bằng”- Thống đốc Lê Minh Hưng nói.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng khẳng định, Báo cáo này chỉ đưa ra một số các khuyến nghị chính sách cho Chính phủ và cho các Bộ, ngành, trong đó có Ngân hàng Nhà nước. Những khuyến nghị chính sách phía Hoa Kỳ đưa ra, cũng tương tự và cũng khá tương đồng với khuyến nghị của Quỹ tiền tệ quốc tế khi hàng năm đánh giá chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Những khuyến nghị chính sách của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng nằm trong lộ trình mà Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ, ngành, trong đó có Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai và hoàn thiện các chính sách và các cơ chế điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.

“Chúng tôi trong thời gian tới, theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng sẽ tiếp tục cùng với các Bộ, ngành để trao đổi và cung cấp thông tin cần thiết cho phía Hoa Kỳ, làm rõ trong định hướng điều hành của chúng ta cũng như diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình diễn biến cán cân vãng lai, cũng như thương mại và đầu tư của chúng ta với phía Hoa Kỳ”- Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

N. HỒNG
Cùng chuyên mục
  • Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi): Cần làm rõ cơ sở tăng mức vốn điều lệ của công ty đại chúng
    4 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO)- Chiều 6/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi).
  • Khắc phục vướng mắc trong các vụ án hình sự liên quan đến "tín dụng đen"
    4 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Đây là một trong những nội dung của Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần hạn chế "tín dụng đen" vừa được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành.
  • Khơi thông điểm nghẽn để bứt phá tăng trưởng kinh tế
    4 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO)- Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2019 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, thực hiện và công bố sáng nay, 29/5 cho thấy nền kinh tế đang đối diện với nhiều thách thức để đạt được tốc độ tăng trưởng theo dự kiến.
  • Giải pháp hữu hiệu để khơi thông  dòng vốn trung - dài hạn cho doanh nghiệp
    4 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân đã không ngừng phát triển, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, khu vực kinh tế này vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là rào cản trong quá trình tiếp cận các nguồn vốn trung và dài hạn. Trước bối cảnh đó, việc đẩy mạnh cơ cấu và phát triển đồng bộ thị trường chứng khoán, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu DN và các thị trường chứng khoán phái sinh sẽ là giải pháp hữu hiệu để khơi thông dòng vốn trung - dài hạn cho DN.
  • Giá điện tăng, tiêu thụ điện liên tiếp lập kỷ lục
    4 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia cho thấy, do tình hình nắng nóng gay gắt trên diện rộng duy trì liên tục ở mức 39 - 40ºC ở miền Bắc và miền Trung những ngày đầu nửa cuối tháng 5/2019, lần đầu tiên trong lịch sử, công suất đầu nguồn của hệ thống điện toàn quốc đã vượt qua con số 36.000 MW. Cụ thể, vào khoảng 13h40 ngày 18/5/2019, công suất hệ thống điện toàn quốc đã đạt tới 36.006 MW, ngoài ra, sản lượng tiêu thụ điện ngày 18/5/2019 của cả nước cũng ghi nhận con số cao kỷ lục ở mức 756,9 triệu kWh.
Việt Nam không dùng chính sách tiền tệ, tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh